Thay đổi người trực tiếp nuôi con?

Nay cô ấy đã có gia đình khác và đang giao con cho người thân chăm sóc. Tôi muốn đưa cháu về nuôi để có điều kiện chăm sóc tốt hơn thì có được không?

(nvyn69@yahoo.com.vn)

Luật sư Nguyễn Việt Vương trả lời: Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Ông có thể gửi đơn đến TAND cấp huyện để được xem xét, giải quyết việc nuôi con. (Đ 93 LHN&GĐ; k 1 Đ 33 BLTTDS)

2. Thủ tục cấp giấy phép lao động?

Công ty tôi thuê một người nước ngoài làm giám đốc, có ký hợp đồng lao động thời hạn hai năm. Vậy chúng tôi phải làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài như thế nào?

(Bà T., 08.628527..)

Luật sư Đặng Anh Tuấn trả lời: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu); đối với người nước ngoài tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì phải có các giấy tờ là phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (theo mẫu), phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp (trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ đủ sáu tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp), bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài (theo mẫu), giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài, ba ảnh màu (3 x 4 cm) chụp không quá sáu tháng.

Trước thời hạn ít nhất 20 ngày kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động. (Điểm a, b k 3, k 5 Đ 9 NĐ 34 CP ngày 25-3-2008)

KIỀU THƠ ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm