“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?”

“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 1

Các bé đến với buổi hội ngộ cũng xúng xính trong tà áo dài. Ảnh: HQCBM

Nhà thơ Trần Tiến Dũng cho rằng chính ông bà và mẹ của mình ngày xưa mặc chiếc áo dài, họ thấy chiếc áo dài đẹp, bình thường cũng mặc chứ không phải chỉ dành đi lễ chùa. Nhưng hiện nay, người mặc không còn chuộng chiếc áo dài nữa. “Vấn đề đặt ra ở đây là trong thời buổi hiện đại ai còn thấy áo dài đẹp và áo dài đẹp cho ai? Có biết bao nhiêu chương trình quảng bá về áo dài nhưng nếu học sinh cấp 3 không còn mặc áo dài mà thay các đồng phục khác thì làm sao còn thấy áo dài đẹp?”.

Cũng theo nhà thơ Trần Tiến Dũng, việc các nữ sinh, phụ nữ biện lý do mặc áo dài không tiện khi trời mưa, khi đi xe máy, xe đạp là không đúng; trong khi trời đã mưa hàng ngàn năm nay chứ không phải bây giờ mới mưa, ngày xưa cũng có xe máy chứ khác gì bây giờ. Chính định kiến của người lớn làm cho tuổi mới lớn không mặc áo dài thì làm sao chúng biết áo dài đẹp nữa; nếu đi học, đi chơi, đi lễ chùa không mặc áo dài thì làm sao nhận thấy cái đẹp, làm sao ý thức được trách nhiệm giữ gìn vẻ đẹp chiếc áo dài.

“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 2

Người phụ nữ Việt không phải đẹp về sự hiện đại, sắc diện mà đẹp ở sự thùy mị, hiền thục, đoan trang, chiếc áo dài giúp tôn lên vẻ đẹp của những cái đáng tôn và được tôn. Ảnh: Đỗ Hương 

Đồng tình với ý kiến của nhà thơ Trần Tiến Dũng, nhà thơ Lan Hinh cũng bày tỏ tình cảm của mình với chiếc áo dài. Ở Hà Nội xưa thì chiếc áo dài luôn luôn ở trên người người phụ nữ, đi học, đi chơi, đi chợ, hay dự các hội lễ đều mặc áo dài.

Nếu viện lý do thời đại bây giờ mặc áo dài rườm rà tôi thấy đúng nhưng cũng không đúng. Giờ ra đường nữ hay nam phải mặc áo lá để khỏi đen, nữ mặc đầm phải có áo váy che nắng, thì áo dài có quần không rườm rà mà lại che nắng. “Tôi thấy rằng tự thân áo dài đã đẹp rồi, người phụ nữ Việt không phải đẹp về sự hiện đại, sắc diện mà đẹp ở sự thùy mị, hiền thục, đoan trang, chiếc áo dài giúp tôn lên vẻ đẹp của những cái đáng tôn và được tôn” - nhà thơ Lan Hinh chia sẻ.

Nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Đắc Thiếu Anh góp ý thêm trong việc cách tân áo dài. Nếu các bạn mặc áo dài ở lớp trung học thì cũng nên thiết kế cho phù hợp với các em, có thể cách tân ngắn một tí thì các em sẽ có chiếc áo dài phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.

 

Kêu gọi quyên góp áo dài cũ

Từ đầu tháng 8 - 2014,  Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy đã đăng thông tin quyên góp áo dài cũ lên trang Fanpage Hội quán các bà mẹ để mọi người cùng nhau chia sẻ những chiếc áo dài cũ cho các cô giáo ở những trường học nghèo. Đến nay, chị đã quyên góp được hơn 150 chiếc áo dài cũ tặng các trường ở Bình Thuận, Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Trong chương trình hôm nay, mọi người đã đem đến quyên góp được hơn 20 chiếc áo dài.

Trong thời gian tới, Hội quán các bà mẹ tiếp tục nhận áo dài mọi người quyên góp thông qua trang Fanpage http://www.hoiquancacbame.com/ hoặc liên hệ trực tiếp chị Nguyễn Thị Thanh Thủy - Hội trưởng Hội quán các bà mẹ, điện thoại: 0908350590

Cũng tại buổi Hội ngộ, nhà thơ Lan Hinh đã mua lại chiếc áo dài "Hoa Hướng Dương" của nhà thiết kế Xuân Hoài với giá 1 triệu 350 ngàn đồng. Số tiền này được nhà thiết kế Xuân Hoài góp vào quỹ "Ước Mơ Của Thúy". 

Một số hình ảnh đẹp tại buổi hội ngộ "Áo dài - Thời trang ngày thường" :

“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 3“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 4“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 5“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 6“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 7“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 8“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 9“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 10“Ai còn thấy áo dài đẹp và đẹp cho ai?” ảnh 11

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm