Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ

Bộ lạc Dukha ở Bắc Mông Cổ thường chăn nuôi tuần lộc để lấy sữa, làm phương tiện đi lại, thậm chí là cả nguồn thu từ khách du lịch.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 1

Tập trung nhiều nhất ở vùng phía bắc Mông Cổ, bộ lạc Dukha thường sống nay đây mai đó với cuộc sống hàng ngày bình yên bên những chú tuần lộc.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 2

Vốn được xem là động vật hoang dã, dưới bàn tay người Dukha, lũ tuần lộc trở nên hiền lành, dễ bảo và luôn tỏ ra hữu ích trong đời sống hàng ngày của dân bản địa.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 3 

Họ có thể cưỡi chúng, chăn nuôi lấy sữa uống hoặc chế biến thành pho mát. Bộ lông tuần lộc cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 4

Sống du mục quanh năm, những người Dukha có thể chịu đựng thời tiết lạnh giá lạnh trong rừng.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 5

Tuy vậy, do quá phụ thuộc vào động vật này, cuộc sống của người Dukha cũng đang bị đe dọa khi số lượng tuần lộc ngày một giảm đi.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 6

Cả bộ lạc nay chỉ còn 200-400 người với nguồn thu nhập chính đến từ du lịch. Họ bán đồ thủ công hay cho thuê cưỡi tuần lộc.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 7

Bộ ảnh do Tiến sĩ Sardar-Afkhami – chuyên ngành tiếng Phạn và Tây Tạng tại Đại học Harvard thực hiện. Ông nỗ lực chụp ảnh và nghiên cứu về tộc người này bởi e rằng họ có thể tuyệt chủng bất cứ lúc nào.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 8

Ngoài Dukha, vị tiến sĩ này cũng tạo ra cách gọi mới dành riêng cho tộc người này với tên “Người tuần lộc”.

Ngày thường của tộc 'Người tuần lộc' ở Mông Cổ ảnh 9

Trước đó, tiến sĩ Sardar-Afkhami từng chụp ảnh nhiều vùng ở dãy núi Himalaya và cộng tác với nhóm phim ảnh của Đại học Harvard từ khi còn là sinh viên mới tốt nghiệp.

Theo Trần Hằng (Vnexpress)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm