Nhà văn Lê Lựu: "Kinh doanh phải có văn hoá"

Là nhà văn nổi tiếng, lại sắp đến tuổi nghỉ hưu, người ta thấy Lê Lựu đột ngột xuất hiện với chức danh GĐ Trung tâm Văn hoá doanh nhân Việt Nam (TT VHDNVN) vào năm 2002.

- Hiện, nhiều người vẫn chưa biết về văn hoá doanh nhân (VHDN), ông có thể nói rõ hơn?

- VHDN là làm văn hoá trong giới doanh nhân (DN). Thực ra, nước ta không có truyền thống DN và trong một thời gian dài, DN là đối tượng đấu tranh của xã hội. Sau đấy, họ xuất hiện trong vai trò buôn thúng bán mẹt, bán hàng lậu, hàng giả, cho nên dân gian mới gọi là "thằng nọ, con kia" rất bệ rạc. Đến lúc tôi ra giúp tờ Diễn đàn Doanh nghiệp thì nước ta đã có 8 vạn DN, mà cứ gọi họ như thế chấp nhận sao được?

Nhà văn Lê Lựu: "Kinh doanh phải có văn hoá" ảnh 1
                             Nhà văn Lê Lựu

Chính vì lẽ đó, tôi mới xây dựng TT VHDNVN, mà muốn thế phải tập hợp các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, nhà báo, nhà quản lý để cùng nhau bằng phương tiện của mình, nghề nghiệp của mình tôn vinh các DN. Sau đó, DN lại tạo điều kiện về tài chính để họ có thể sáng tác, nghiên cứu... Như vậy là hai bên cùng hỗ trợ cho nhau.

- Thái độ đón nhận của giới DN khi TT VHDNVN ra đời?

- Trong khi mọi người can ngăn tôi thì giới DN lại ủng hộ nhiệt tình. Bởi vì VHDN và những tiêu chí đề ra khiến giới DN rất cần. Các cụ đã bảo "giàu thì rất cần sang". DN không muốn mình bị gọi là "thằng nọ, con kia" nữa. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho trung tâm tồn tại và không ngừng trưởng thành.

- Ông có nhận xét gì về diện mạo của giới DN VN?

- Giới DN VN Nhà văn Lê Lựu: "Kinh doanh phải có văn hoá" ảnh 2đang hình thành và còn nhỏ bé về số lượng, yếu về chất lượng. Thế nhưng, trong môi trường sống cạnh tranh lành mạnh của thế giới này, chắc chắn họ sẽ trưởng thành. Cái yếu của chúng ta là sự liên kết chưa mạnh mẽ. Không đồng tâm hợp lực, không giúp đỡ nhau thì làm sao chống đỡ nổi những cơn bão khổng lồ của các doanh nghiệp nước ngoài đang ồ ạt vào thị trường nước ta.

- Ông là người xởi lởi, xuề xoà, nhưng mà làm quản lý thì phải rất chặt chẽ và chi tiết. Xin hỏi, ông có mang tác phong đó vào công việc?

- Tính tôi chơi ra chơi, nhưng trong công việc thì nghiêm túc đến mức không thể nhường nhịn được những người làm việc không hiệu quả. Cho nên có rất nhiều người đến đây, tưởng kiếm chác được miếng gì, nhưng mà đến lúc không được thì lại ra đi. Đôi khi chuyện kiện cáo cũng đã xảy ra đấy.

- Nhiều người kháo nhau, từ ngày thành lập TT VHDNVN, Lê Lựu giàu nứt đố đổ vách. Thực hư thế nào?

- Khổ quá, người ta cứ tưởng tôi giàu vì làm việc với DN. Nhưng thực chất tôi không biết một tí gì về kinh doanh cả. Làm VHDN, ai người ta ủng hộ cho đồng nào là để xây dựng TT, chứ tôi không hề mang được cái gì về nhà. Lương hưu của tôi hơn 4 triệu bạc, cứ ăn chơi nhung nhăng cũng vẫn thoải mái. Mà tôi có ăn được mấy đâu, bị bệnh tiểu đường với cái gút nặng, phải kiêng khem khổ lắm.

- Văn hoá vốn dĩ là sự trao truyền giữa các thế hệ. Với TT VHDNVN, ông có kế hoạch gì cho tương lai?

- Kế hoạch của tôi là xây dựng một cái nền cơ bản, đề ra một khuynh hướng kinh doanh phải có văn hoá và con người sống có đức. Tâm - tài - trí - dũng là mục tiêu, là lý tưởng của chúng tôi. Đó là tiêu chí để VHDN sau này nó lớn lên từ cái gốc ấy. Thời kỳ này, thời kỳ khác qua đi, tất nhiên VHDN sẽ trưởng thành hơn. Điều đó tốt quá đi chứ? Mà xu hướng xã hội bây giờ là tôn trọng văn hoá, cho nên tôi rất hy vọng.

- Xin cảm ơn ông.

Cẩm Hà - <EM>(Theo Lao Động)</EM>

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm