Nhân ngày Quốc tế Trẻ em gái 11-10:

Đàn ông Việt Nam sẽ… ế

BS Đặng Phi Yến, Trưởng phòng Truyền thông giáo dục thuộc Chi cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) TP.HCM, cho biết thông tin trên vào chiều 9-10.

Cũng theo BS Yến, năm 2006, TSGTKS của Việt Nam là 110 trẻ nam/100 trẻ nữ, cao ở mức thứ 4 trên thế giới

Đến năm 2007 và 2008, tỈ số này đã là 112/100. Năm 2009, 2010, 2011, 2011, 2013 lần lượt là 110,5/100, 111,2/100, 111,9/100, 112,3/100, 113,8/100. Đến năm 2014 giảm còn 112,2/100. Trong khi TSGTKS bình thường là 103-107 trẻ nam/100 trẻ nữ.

TSGTKS ở TP.HCM duy trì mức hợp lý

. Phóng viên: Riêng TSGTKS ở TP.HCM ra sao, thưa bác sĩ?

+ BS ĐẶNG PHI YẾN: TSGTKS ở TP.HCM như sau:

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

TSGTKS

123,0

122,7

101,3

109,0

107,6

110,3

109,6

108,3

106,0

106,1

107,6

105,7

Số liệu trên cho thấy TSGTKS tại TP.HCM có sự tăng giảm không ổn định. Có những năm TSGTKS tăng rất cao (năm 2003, 2004) và rất thấp (năm 2005). Số liệu còn cho thấy TP.HCM ở trong giai đoạn tiềm cận mức MCBGTKS từ năm 2006 đến năm 2009 và có xu hướng duy trì ở mức hợp lý từ năm 2011 cho đến nay.    

 Trẻ em dù trai hay gái khi lớn lên sẽ đóng góp công bằng cho xã hội.
Ảnh: TRẦN NGỌC

Các quận, huyện TP.HCM có xu hướng tăng về TSGTKS cũng từng bước được kéo giảm. Năm 2010, chín quận, huyện có TSGTKS ở mức cao trên 110 trẻ nam/100 trẻ nữ. Đến năm 2011 chỉ còn bốn quận, huyện. Năm 2012 có ba quận, huyện. Qua năm 2013 là bốn quận, huyện và năm 2014 là hai huyện.    

Việc kiểm soát tình trạng MCBGTKS tại TP.HCM được thực hiện khá tốt và chặt chẽ. Đây là kết quả của quá trình thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác truyền thông vận động và các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngoài ra, nhận thức của người dân TP đối với vấn đề bình đẳng giới khá tích cực.

MCBGTKS do thích con trai

. Bác sĩ có thể nói rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam?

+ Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau:

1. Nhóm nguyên nhân cơ bản: Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị của Nho giáo là mô hình gia đình truyền thống, trong đó việc nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là những giá trị nền tảng. Trong nền văn hóa đó, tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. 

Hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi có 70% dân số đang sinh sống. Người cao tuổi hầu hết không có lương hưu hay trợ cấp xã hội. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cháu, theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Người già vì thế cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai. 

Tất cả điều đó đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi cá nhân và trở thành một phần của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Ưa chuộng con trai chính là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng MCBGTKS ở Việt Nam.

2. Nhóm nguyên nhân phụ trợ: Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình quy mô nhỏ cũng tạo áp lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con. Điều này dường như xung đột với giá trị văn hóa truyền thống là phải có con trai bằng mọi giá. 

Chính sự xung đột này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai. Đây là động lực khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. 

Những tiến bộ trong y học, nhất là các kỹ thuật lựa chọn giới tính trước sinh đã trở thành “cứu cánh” đối với một số cặp vợ chồng để đáp ứng cả hai mục tiêu. 

3. Nhóm nguyên nhân trực tiếp: Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh như áp dụng một số kỹ thuật trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y...); hoặc sau khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối...) để chẩn đoán giới tính thai nhi. Bên cạnh đó, kết hợp với phá thai chọn lọc giới tính (nếu là con trai thì để lại, là con gái thì bỏ đi).

“Dương” thịnh, “âm” suy

. Hệ lụy của MCBGTKS, thưa bác sĩ?

+ Tình trạng gia tăng tỉ số giới tính khi sinh dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị khi thế hệ trẻ em sinh ra hiện nay bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025-2030).

Trước hết tình trạng “dư thừa nam giới, thiếu hụt phụ nữ” trong độ tuổi kết hôn, có thể sẽ dẫn đến tan vỡ cấu trúc gia đình và dẫn tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân, gia đình. Một bộ phận nam giới có thể sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn. 

Giải pháp tình thế hiện đang được một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc áp dụng là kết hôn với người nước ngoài (còn gọi là “nhập khẩu” cô dâu) nhưng rất khó bền vững. 

Việc gia tăng tỉ số giới tính khi sinh không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn sớm hơn, tỉ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng… 

Vì thế, tỉ số giới tính khi được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ của bình đẳng giới trong xã hội.

Tại hội thảo quốc gia về MCBGTKS được tổ chức vào năm 2012 tại Hà Nội, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: “MCBGTKS nếu không kịp thời giải quyết sẽ để lại tai họa cho dân tộc và đất nước”.

. Xin cám ơn bác sĩ.

 

Để giải quyết, khắc phục tình trạng MCBGTKS trong xã hội hiện nay, vấn đề cốt lõi là truyền thông chuyển đổi hành vi. Thông qua việc hiểu đúng và tự nguyện thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến việc kiểm soát giới tính khi sinh.

BS ĐẶNG PHI YẾN, Trưởng phòng Truyền thông giáo dục thuộc Chi cục DS-KHHGĐ TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Trải nghiệm xem tranh Van Gogh đầy choáng ngợp trong không gian 720 độ

Trải nghiệm xem tranh Van Gogh đầy choáng ngợp trong không gian 720 độ

(PLO)- Triển lãm nghệ thuật tương tác đa giác quan Van Gogh đầu tiên tại Việt Nam đã chinh phục hàng chục nghìn lượt khách tham quan trong nước và quốc tế. Sức hút mạnh mẽ của triển lãm vẫn được duy trì trong thời gian qua nhờ chuỗi trải nghiệm nghệ thuật đa điểm chạm kết hợp công nghệ độc đáo, trong đó nổi bật là phiên bản nâng cấp Van Gogh Immersive 720.

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.