Nhà tâm lý xã hội học tiết lộ nguyên nhân hôn nhân đổ vỡ và cách hàn gắn

Khi nghiên cứu nguyên nhân vì sao hôn nhân ngày nay lại cực đoan ở cả hai phía hơn ngày trước, nhà tâm lý xã hội Eli Finkel đã tìm ra một vài điều khá thú vị.

Hôn nhân nghẹt thở

Finkel là giáo sư tâm lý xã hội tại ĐH Northwestern và còn được nhiều người biết đến vì đang phát triển một “cách thức cứu vãn hôn nhân” đơn giản nhưng đầy bất ngờ, chỉ mất có… 21 phút/năm.

Finkel làm việc với các cộng sự ở Phòng nghiên cứu Mối quan hệ và Động lực ở Northwestern và công bố các văn bản mà họ gọi là “hình mẫu bóp nghẹt hôn nhân ở Mỹ”.

Một trong số các văn bản này giải thích tại sao - so với các thế hệ trước - một số cặp đôi cảm thấy khó làm cho hôn nhân của mình thăng hoa.

Câu trả lời đơn giản là các cặp đôi ngày nay mong chờ nhiều hơn ở hôn nhân. Nếu sự mong đợi này không được đáp ứng, nó sẽ từ từ bóp nghẹt rồi cuối cùng kết thúc cuộc hôn nhân.

Cặp đôi “vạn người mê” Brad Pitt - Angelina Jolie.

Ba hình mẫu hôn nhân

Finkel đã tóm tắt nghiên cứu mới nhất của mình về hình mẫu trong hôn nhân trên tạp chí The New York Times, trong đó thảo luận ba hình mẫu riêng biệt mà các nhà tâm lý quan tâm:

- Hôn nhân giấy tờ (từ ngày lập quốc đến năm 1850).

- Hôn nhân bạn đời (từ năm 1851 đến 1965).

- Hôn nhân tự quyết (từ 1965 đến nay).

Trước 1850, người ta bỏ qua tình yêu mà lấy nhau phần lớn để có cái ăn, chỗ ở và để che chở lẫn nhau. Con người chỉ cần có chút cảm tình với người bạn đời là đủ.

Tuy nhiên, vào thế kỷ XX thì suy nghĩ này đã thay đổi khi ngày càng có nhiều người bỏ ruộng đồng lên TP kiếm sống để có đồng lương cao hơn và làm việc ít giờ hơn. Họ sống thoải mái hơn và có nhiều thì giờ hơn nên bắt đầu để ý đến nhu cầu có người đi cùng suốt cuộc đời, gọi là bạn đời và tình yêu. Nhưng cái suy nghĩ trái với văn hóa vào những năm 1960 đã dẫn người Mỹ tới việc chỉ xem hôn nhân là cái gì đó có hay không có cũng được.

Hôn nhân ngày nay

Điều trên đưa chúng ta đến với hình mẫu hôn nhân ngày nay - hôn nhân tự quyết - nghĩa là người Mỹ chọn bạn đời không chỉ dựa vào tình yêu mà còn phải đáp ứng được yêu cầu cá nhân.

Nhóm của Frinkel đã kết luận: “Vì người Mỹ đến với hôn nhân là để đáp ứng nhu cầu của bản thân nên tỉ lệ hôn nhân không đáp ứng đủ nhu cầu của họ gia tăng và làm tăng sự hụt hẫng trong hôn nhân”.

Bí quyết cho cuộc hôn nhân bền vững

Vậy thì bí quyết nào để có hôn nhân bền vững và thăng hoa. Dưới đây là một vài lời khuyên:

· Đừng chỉ nhìn hôn nhân ở khía cạnh thỏa mãn bản thân. Ngoài người bạn đời ra thì còn nhiều điều khác có thể thỏa mãn bạn, đó là bạn bè, sở thích, công việc.

· Nếu muốn nhận nhiều từ cuộc hôn nhân thì bạn phải cho nhiều, nghĩa là để có thể đáp ứng nhu cầu cao của bản thân thì cả hai phía phải dành nhiều thời gian cho nhau.

· Và nếu không có cái nào trên đây có vẻ hợp lý thì đừng đòi hỏi quá nhiều ở cuộc hôn nhân.

Các nhà nghiên cứu khác, như nhà xã hội học Jeffrey Dew, ủng hộ quan điểm: Dành thời gian cho nhau là nhân tố quan trọng cho một cuộc hôn nhân bền vững. Dew là giáo sư ĐH Virginia, nhận ra rằng người Mỹ vào năm 1975 dành trung bình 35 giờ mỗi tuần bên người bạn đời của mình, trong khi vào năm 2003 chỉ có 26 giờ. Năm 1975, các cặp vợ chồng có con dành 13 giờ bên nhau, trong khi vào năm 2003 chỉ còn có chín giờ. Tỉ lệ ly hôn ở Mỹ là 32,8% năm 1970 và là 49,1% vào năm 2000.

Không phải cứ dành ít thời gian cho nhau thì sẽ dẫn đến ly hôn, hoặc những cặp dành nhiều thời gian bên nhau thì sẽ hạnh phúc, mà ý của Finkel ở đây là mong chờ quá cao vào cuộc hôn nhân mà đầu tư quá ít vào nó thì sẽ giết chết cuộc hôn nhân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm