Triển lãm Manga đến TP.HCM sau khi chu du Âu, Mỹ

Ngày 12-5, tại nhà triển lãm TP.HCM (92 Lê Thánh Tôn, quận 1), Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM đã tổ chức triển lãm Manga Hokusai Manga: Tiếp cận với nghệ thuật bậc thầy từ góc nhìn của truyện tranh đương đại. Triển lãm sẽ diễn ra từ nay đến hết 26-5, vào cửa tự do.

Nhiều người trẻ đến xem triển lãm manga tại Nhà triển lãm TP.HCM. Ảnh: Q.T

Sau hơn 200 năm kể từ khi tập truyện tranh Hokusai Manga đầu tiên được xuất bản, công chúng vẫn bị cuốn hút bởi những câu chuyện kể bằng tranh của Katsushika Hokusai và một số họa sĩ khác cùng thời. Những người yêu thích Hokusai Manga còn xem những tác phẩm tranh vẽ kinh điển theo phong cách ukiyo-e (“tranh vẽ về hiện thực xã hội”) của họa sỹ Katsushika Hokusai là khởi nguồn của truyện tranh manga hiện đại.

Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) đã hai lần tổ chức triển lãm liên quan tới manga đương đại. Đầu tiên là triển lãm Manga: Truyện tranh Nhật Bản ngắn hiện đại  (Châu Âu, 1999-2003) và Không gian mới của Manga: Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản (Châu Á, 2010-11).

Để theo đúng trình tự của triển lãm, người xem nên nhận cuốn hướng dẫn xem triển lãm ngay cổng ra vào. Những bài giới thiệu trong sách sẽ giúp người xem nắm được những đặc điểm chính của triển lãm theo từng phần, ý nghĩa tác phẩm…

Bức tranh nổi tiếng nhất của Katsushika Hokusai và được xem là kinh điển của hội hoạ Nhật Bản là The Great Wall (Cơn sóng thần) hay còn được biết đến với tên Under a Wave of Kanagawa (Dưới ngọn sóng Kanagawa) - Ảnh: TL

Bộ Hokusai Manga gồm 15 tập sách in khắc gỗ. Đây là bộ sách giúp người châu Âu hiểu về đời sống của Nhật bản thời cuối thế kỷ 19 - Ảnh: Q.T

Tác phẩm Chòm sao học giả (1843) trong tác phẩm Lưỡi dao bất tử (Samura Hiroaki) dành cho thanh niên với những cảnh đấu kiếm, những nhân vật phản diện… - Ảnh: Q.T

Tác phẩm Sáu người đẹp nổi tiếng: Kỹ nữ Hanaogi của nhà Ogiya (dưới dùng bên trái) của hoạ sĩ Kitagawa Utamaro (1753-1806). Đây được xem là điển hình của nghệ thuật vẽ tranh về các mỹ nữ. Utamaro được đánh giá là người tạo ra vẻ đẹp nữ tính hoàn toàn mới cho các nhân vật nữ trong manga, đó là sự phân biệt bản thân bằng chủ nghĩa nhục dục lý tưởng và chủ nghĩa hiện thực tinh tế.

Sự kế tục Hokusai Manga trong truyện tranh, hội hoạ Nhật bản đến tận hôm nay - Ảnh: Q.T

Hokusai Manga trong tác phẩm của các hoạ sĩ Nhật đương đại - Ảnh: Q.T

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm