Phác họa chân dung một thế hệ

Hai tác giả cùng sinh ra, lớn lên ở Huế và tham gia vào phong trào sinh viên học sinh đấu tranh ở Huế trước 1975. Sau đó, Tần Hoài Dạ Vũ trở thành phó chủ tịch Hội đồng sinh viên liên khoa Huế từ năm 1968 đến 1969, hiệu trưởng Trường Quốc học Huế từ năm 1975 đến 1976. Còn Nguyễn Đông Nhật tham gia phong trào sinh viên nội thành Sài Gòn, thoát ly ra chiến khu năm 1972, sau về công tác tại Ban Tuyên huấn Sài Gòn-Gia định và Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế. Với bề dày hoạt động trong phong trào sinh viên trước 1975 như thế, hai tác giả Phác họa chân dung một thế hệ mong muốn ghi chép lại chân dung thế hệ thanh niên thời của mình trong bối cảnh lịch sử lúc ấy.

Cuốn sách có đoạn: “Qua những con người có thật, những nhân vật trong cuộc sống - theo cách gọi phổ biến của giai đoạn lịch sử đó là “dân phong trào” - cố gắng vẽ lại diện mạo của một bộ phận tuổi trẻ đã chọn theo con đường đấu tranh chống xâm lược, đòi công bằng, công lý cho người nghèo. Mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách riêng, có thể rất khác nhau nhưng lại có chung một khát vọng: đất nước độc lập, thống nhất, phú cường; xã hội bình đẳng, ấm no…”.

HÒA BÌNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm