Vĩnh biệt đạo diễn 'Trong nhà ngoài phố'

Ảnh: DỊ THẢO

Đạo diễn Trần Văn Sáu. Ảnh tư liệu

TheoNLĐ: Trước 1975, đạo diễn Trần Văn Sáu là cha đẻ của chương trình hài kịch “Gia đình bác Tám”. Do anh thứ sáu, lại tên Sáu, xuất thân trong một gia đình công chức tại Hóc Môn nên bạn bè đồng nghiệp và khán giả xem đài vẫn quen gọi “ông Sáu Dị Tưởng”.

Đạo diễn Thế Ngữ bồi hồi kể về người đồng nghiệp của mình: “Sau 1975, có một thời gian anh Sáu chuyển sang làm âm thanh, lúc đó chương trình hài kịch “Gia đình bác Tám” ngưng sản xuất. Tưởng trái nghề sẽ không làm được nhưng anh trở thành một chuyên gia âm thanh cực kỳ xuất sắc. Từ thập niên 1980, tôi và anh được chuyển về Ban Văn nghệ Đài Truyền hình TP.HCM, thế là hai anh em cùng làm chương trình kịch “Trong nhà ngoài phố”.

Đạo diễn Thế Ngữ - Ảnh: Tr.T.D.

Đạo diễn Thế Ngữ - người đồng sáng lập chương trình hài kịch "Trong nhà ngoài phố". Ảnh: Tr.T.D.

Anh Sáu chịu khó ngồi nghe những ý kiến đóng góp của bạn xem đài, đi thực tế, để làm ngày càng tốt công việc sáng tác của mình. Chính vì thế, kịch ngắn anh viết rất nhanh, ấn tượng và cứ đều đặn ra đời tạo được tiếng cười ý nghĩa”.

Nghệ sĩ Dị Thảo (con trai đạo diễn Trần Văn Sáu), người đầu tiên đóng vai bé Sang trong vở kịch “Lá sầu riêng” của NSND Kim Cương kể về chuyện cha mình đến với chương trình hài kịch "Trong nhà ngoài phố": "Khi được tin Đài Truyền hình TP HCM và Công ty Truyền thông Khang (K.Media) quyết định thực hiện trở lại chương trình “Trong nhà ngoài phố” với phiên bản mới, do đạo diễn Minh Hải dàn dựng, ông rất phấn khởi. “Ba tôi rất vui vì dù sao đó cũng là đứa con tinh thần mà ông và chú Thế Ngữ đã từng đồng cam cộng khổ nuôi nấng. Nếu chú Thế Ngữ mạnh về mảng Táo quân thì ba tôi chuyên viết kịch ngắn mang tính châm biếm hết sức lý thú”.

Hồng Vân, Lê Vũ Cầu, Nguyễn Sanh (từ trái qua) trong một tiết mục Trong nhà ngoài phố - Ảnh: N.C.

Hồng Vân, Lê Vũ Cầu, Nguyễn Sanh (từ trái qua) trong một tiết mục Trong nhà ngoài phố - Ảnh: N.C.

Nhà báo Thanh Hiệp gọi ông là "Vua kịch". "Ông là người sáng lập ra chương trình này và là tác giả của nhiều kịch bản:Những mối tình trắc trở, Hô vi la, Chỉ tại cục gạch, Tại ai? Táo quân về trời, Hàng xóm yêu thương….Những tiểu phẩm kịch của ông thường lấy chất liệu từ cuộc sống, phản ánh nhanh nhạy những vấn đề thời sự mà báo chí, truyền hình đã thông tin. Sau một thời gian ngưng hoạt động, đến năm 2014, đạo diễn Minh Hải đã phục hồi chương trình kịchTrong nhà ngoài phố.

Nhớ chương trình “Trong nhà ngoài phố” khán giả mãi nhớ đến ông. Và trong những lần lên sóng truyền hình của phiên bản mới, công chúng và đồng nghiệp sẽ còn nhắc đến ông - người góp phần xây nên thương hiệu “Trong nhà ngoài phố” độc đáo" - Nhà báo Thanh Hiệp viết.

NSƯT Bảo Quốc nhớ lại: “Nhờ chương trình này nhiều diễn viên sân khấu kịch đã nổi tiếng, được khán giả yêu mến, trong số đó có các nghệ sĩ đã thành danh, càng được yêu mến hơn qua màn ảnh nhỏ thời đó: NSƯT Bảo Quốc, NSND Ngọc Giàu, NSƯT Kim Ngọc, Hồng Nga...và một số nghệ sĩ trẻ khác: Hữu Nghĩa, Bích Lan, Hữu Châu, Mai Phương, Mai Lan, Nhật Cường, Hoàng Sơn, Dị Thảo, Hoàng Trinh... Trong đó, nghệ sĩ Hoàng Trinh đã trở thành con dâu của đạo diễn Trần Văn Sáu”.

Tang lễ của đạo diễn Trần Văn Sáu được được quàn tại Chùa Vĩnh Xương (179 Trần Văn Đang, phường 11, quận 3), lễ động quan lúc 6 giờ ngày 16-7, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm