Chuỗi hoạt động kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Tôn ở đường sách

Buổi lễ đã diễn ra trang trọng với sự có mặt của lãnh đạo Sở TT&TT TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM, Bảo tàng Tôn Đức Thắng TP.HCM, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM, Công ty Đường Sách TP.HCM, cùng với người con gái nuôi của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Buổi lễ và chuỗi hoạt động do Sở TT&TT cùng Cty TNHH MTV Đường Sách TP.HCM, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố và ĐH Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức. Mục đích nhằm góp phần giáo dục tinh thần thế hệ trẻ nhớ đến những thành quả đấu tranh của thế hệ đi trước và góp phần tuyên truyền về cuộc đời, hoạt động cách mạng và những bài học quý báu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam, đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Chuỗi hoạt động bao gồm: Triển lãm sách và ảnh tiêu biểu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tọa đàm với chủ đề “Tôn Đức Thắng với phong trào Công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ XX đến năm 1930”. Tọa đàm giới thiệu sách “Khi Tổ quốc gọi” – Tác giả: Nguyễn Long Trảo.  Đêm thơ nhạc Tôn Đức Thắng.

Ra mắt sách, tọa đàm Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ 20 đến năm 1930.

Triển lãm ảnh về cuộc đời Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Bạn trẻ xem triển lãm ảnh về Bác Tôn tại Đường Sách.

Ngoài ra còn có Triển lãm sách và ảnh tiêu biểu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ ngày 18-8 đến 2-9  tại Đường Sách TP.HCM.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong thắng lợi của cuộc cách mạng, chúng ta không thể không nhắc đến con người đáng kính: Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân Việt Nam, là người lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú và niềm tự hào của công nhân Sài Gòn và giai cấp công nhân cả nước.

Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng cống hiến hết mình cho Đảng, cho nhân dân, cho dân tộc. Đặc biệt là giai đoạn 1906-1930, thể hiện rõ vai trò là người chiến sĩ tiêu biểu và công lao lớn nhất đối với phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn; là người Việt Nam đầu tiên được giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin; là người sáng lập và linh hồn của Công hội Sài Gòn nhằm tập hợp, đoàn kết công nhân để từng bước nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giúp đội ngũ công nhân ngày một trưởng thành và trở thành những người cộng sản chân chính. Những sự kiện như cuộc bãi công của công nhân Ba Son và học sinh Trường Bá Nghệ năm 1912, sự kiện kéo cờ phản chiến trên Biển Đen, cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8-1925… là những dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Phát biểu của bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm