TPP hoàn tất, Việt Nam sẽ thu lợi đáng kể

Hôm qua (5-10), đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) diễn ra tại Atlanta, sau hơn năm năm với hơn 20 vòng đàm phán đầy cam go, đã hoàn tất. TPP được xem là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với 12 nước tham gia, chiếm 40% GDP toàn cầu. 

Đầu tháng 9-2015, Vicki Needham của trang The Hill dẫn lại một nghiên cứu gần đây của Viện Chính sách Tiến bộ Mỹ (PPI) cho rằng Việt Nam sẽ đạt được lợi ích ấn tượng về mặt kinh tế từ những cải cách sâu rộng theo thỏa thuận thương mại chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu TPP được thông qua trong thời gian tới.

Thu nhập cao hơn, xuất khẩu nhiều hơn

Cụ thể, Vicki Needham dẫn lại nội dung bản báo cáo được công bố hôm 11-9 vừa rồi nhân sự kiện do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức tại Hà Nội, có sự tham gia của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam, cũng như các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam và những người ủng hộ cải cách kinh tế. 

Báo cáo này dựa trên nghiên cứu của PPI, khẳng định Việt Nam cũng như các nước thành viên khác sẽ phải cải cách, thay đổi các khuôn khổ về mặt quy định và pháp luật dưới sự ràng buộc của TPP. Theo đánh giá của PPI và nhiều chuyên gia kinh tế, đây chính là động lực giúp Việt Nam đón nhận sự phát triển đáng kể.

Ed Gerwin, chuyên viên cao cấp về lĩnh vực thương mại và cơ hội toàn cầu làm việc tại PPI, đồng thời là tác giả của bản báo cáo trên, khẳng định “Việt Nam đã sẵn sàng đạt được những lợi ích đáng kể từ Hiệp định TPP”. 

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2012, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson của Mỹ ước tính rằng nếu TPP được thông qua và Việt Nam là thành viên thì đến năm 2025, tổng thu nhập của Việt Nam sẽ tăng thêm 13%. Đồng thời, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng thêm 37%. 

Phần lớn mức tăng trưởng mà Việt Nam đạt được đến từ sự tăng trưởng khu vực xuất khẩu hàng may mặc và da giày - những lĩnh vực được các nước thành viên TPP, đặc biệt là Mỹ, cắt bỏ theo lộ trình các rào cản thuế quan mà hiện nay đang ở mức cao, cản trở lượng xuất khẩu.

Bên cạnh các lợi ích nói trên, trong một bài xã luận viết trên tờ Democracy Journal, đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman, dẫn số liệu từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson của Mỹ, cho biết nếu đàm phán TPP thành công (trong đó có Việt Nam) thì đến năm 2025 GDP của nước này tăng hơn 11%. 

Vị này cho biết thêm TPP sẽ loại bỏ khoảng 5% thuế đối với nhiều mặt hàng dược phẩm ở Việt Nam, bao gồm nhiều loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh, corticoid (còn gọi là corticosteroid), thuốc chống sốt rét, đồng thời cắt giảm đến khoảng 7% thuế đối với các mặt hàng y tế thiết yếu như gạc và băng.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo về triển vọng kinh tế khu vực sáng 5-10, phát biểu trước báo chí, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi TPP được ký kết. 

Theo đó, vị này cho rằng nhóm 12 quốc gia thành viên trong TPP đóng góp 40% GDP toàn cầu, vì thế nên Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn. “Đây là cơ hội lớn, chúng tôi đã có những dự tính tác động khá tích cực. GDP Việt Nam có thể tăng thêm 8%-10% đến năm 2030, thậm chí còn nhiều hơn” - ông nhấn mạnh.

Các bộ trưởng thương mại của 12 nước tham gia đàm phán tại Atlanta. Ảnh: REUTERS

Các quốc gia thành viên TPP. Ảnh: VNEXPRESS

Phải đảm bảo yêu cầu cao của TPP

Bên cạnh các lợi ích to lớn mà Việt Nam nhận được nếu TPP được thông qua, Ed Gerwin nói thêm rằng một TPP với tiêu chuẩn cao, tương tự hiệp định thương mại mới giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), yêu cầu Việt Nam phải cam kết thực hiện những cải cách to lớn thuộc về cấu trúc (hay tái cấu trúc về mặt kinh tế, luật pháp, xã hội…).

Để thực hiện yêu cầu được xem là gắt gao từ TPP, Việt Nam cần bắt tay vào thực hiện cải cách nhằm tạo ra những sự thay đổi chính yếu, bao gồm cả việc cải thiện và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Những cải cách này sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc định hướng, thúc đẩy mối quan hệ thương mại và mậu dịch giữa Mỹ với nền kinh tế Việt Nam phát triển và sôi động.

Ngoài ra, các nhà lập pháp của Quốc hội Mỹ cũng bày tỏ thái độ quan ngại về việc Việt Nam tham gia đàm phán TPP. Theo họ, TPP dù mang lại nhiều lợi ích về mặt tổng thể cho nền kinh tế Việt Nam nhưng sẽ mang lại thách thức cao với người lao động bởi mức lương thấp, thiếu các phương tiện bảo vệ lao động. 

Kỳ vọng tương lai nhờ TPP

Trong một bài viết mới đây của mình với tiêu đề “TPP và những lợi ích từ tự do thương mại đối với Việt Nam: Một số bài học từ các hiệp định tự do thương mại của Mỹ”, Ed Gerwin cho rằng trong quá trình tìm kiếm giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, Việt Nam đã và đang chú trọng đáng kể đến việc mở rộng thương mại quốc tế. 

Bởi lẽ phát triển thương mại chính là một công cụ đầy sức mạnh đối với phát triển kinh tế - điều mà các quốc gia láng giềng và lân cận của Việt Nam, gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã liên tục chứng minh trong suốt bảy thập niên qua.

“Việt Nam đã và đang bước một bước dài bằng cách gia nhập các cuộc đàm phán với các nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất thế giới và nước này cũng đang đóng một vài trò quan trọng, chủ chốt trong quá trình nỗ lực hoàn thành hiệp định TPP vốn yêu cầu các tiêu chuẩn cao” - Ed Gerwin nhấn mạnh. 

Vị này nói thêm rằng một hiệp định TPP sâu rộng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả quốc gia thành viên, đồng thời cung cấp cho Việt Nam khả năng tiếp cận mới đầy thuận lợi với các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong trung hạn và dài hạn chính là việc Việt Nam cam kết liên tục thực hiện tái cấu trúc các vấn đề quan trọng theo quy định TPP có thể dẫn đến sự phát triển sáng tạo và đầu tư, tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển thương mại quốc tế, cùng với những thay đổi tích cực khác, mang đến động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định hơn, bền vững hơn. 

Quan trọng không kém, theo Ed Gerwin, khi nỗ lực nâng cao phát triển kinh tế thông qua TPP, Việt Nam có thể học rất nhiều từ kinh nghiệm của các nước thành viên khác - những quốc gia đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do trước TPP.

Ba bài học quan trọng

Ed Gerwin đề xuất ba bài học quan trọng khi tham gia những hiệp định tự do thương mại tiêu chuẩn cao như TPP. 

Thứ nhất, các hiệp định tự do thương mại chỉ là “một phần của bức tranh lớn”. Muốn phát triển kinh tế, các hiệp định thương mại tự do như TPP chỉ là một yếu tố, còn lại Việt Nam phải chú trọng đến các lĩnh vực khác bao gồm cả giáo dục, phát triển khoa học kỹ thuật. 

Thứ hai, nắm bắt thông tin là một yếu tố quan trọng để hưởng lợi từ TPP. Các khảo sát gần đây mà Ed Gerwin chỉ ra cho thấy dưới 30% doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức nền về TPP - điều mà lẽ ra Việt Nam phải ưu tiên thúc đẩy nếu doanh nghiệp muốn tận dụng TPP để có thể phát triển. 

Cuối cùng, hợp tác thương mại rộng hơn, chặt chẽ hơn sẽ mang về kết quả tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy những hiệp định thương mại tự do nào có nhiều thành viên hơn và quy định chặt chẽ hơn sẽ mang về nhiều lợi ích hơn cho các nước thành viên.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…