30% người ăn xin vi phạm lần hai

Trong đó, số người còn trong độ tuổi lao động chiếm 13 người, người già 12, ba người tàn tật, 14 người thuộc hộ gia đình. Còn theo thống kê năm 2014, trong số 161 người xin ăn bị tập trung thì có 41 người còn trong độ tuổi lao động, 44 người già, 34 người tàn tật, 14 thiếu niên, 28 người thuộc hộ gia đình.

Phần lớn đối tượng ăn xin đều không thừa nhận hành vi. Hai người bị các quận, huyện tập trung vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội không thừa nhận xin ăn mà chỉ đi bán vé số nhưng người ta thấy thương nên cho tiền đều ở các tỉnh khác và còn trong độ tuổi thanh niên, khỏe mạnh. Ảnh HOÀNG LAN

Thực hiện chỉ đạo trước đó của UBND TP từ ngày 18-12-2014 về việc quản lý người xin ăn không có nơi cư trú nhất định, người sinh sống nơi cộng trên địa bàn thành phố và mới đây nhất là chỉ đạo đẩy mạnh dẹp nạn ăn xin của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, các quận, huyện đang ráo riết thực hiện công tác này.

Ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, cho biết phần lớn đối tượng xin ăn là người của tỉnh, thành khác chiếm tới 80% đến 90%. Khảo sát cho thấy phần lớn đối tượng xin ăn có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng cũng có một số còn là do ngại lao động nhưng muốn có thu nhập. Trong đó, có một số đối tượng có hành vi ăn xin tái đi tái lại, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của thành phố.

Một người đàn ông ngả nón xin tiền ở ngã tư đường Trường Chinh giao với Cộng Hòa, quận Tân Bình tối 23-2. Khi thấy ống kính chĩa vào, người đàn ông vội lấy tay che mặt. Ảnh HOÀNG LAN

“Sắp tới, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM sẽ cùng các sở ngành tham mưu có cách thức xử lý các đối tượng này chứ không thể để hoài như vậy được. Sắp tới, Sở sẽ triển khai Phòng LĐ-TB&XH quận, huyện tiếp tục chủ trương tập trung đối tượng xuống từng địa bàn dân cư như tổ dân phố để phối hợp với cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ này tốt hơn” - ông nói.

Ông Giang cho biết đối với các đối tượng không có gia đình bảo lãnh, tạm thời ở lại các cơ sở bảo trợ thì Sở hỗ trợ giới thiệu, tạo việc làm cho họ như nghề chăm sóc cây kiểng, thợ nề... để họ có ý thức hơn về giá trị của sự lao động. Tuy nhiên, ông cũng nhận định việc người dân không cho tiền người xin ăn có tác động lớn góp phần giải quyết cơ bản người xin ăn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm