Bàn về tăng lương: Tăng bao nhiêu là tạm ổn?

Sáng 26-7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia nhóm họp kín phiên thứ 2 bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 dưới sự chủ trì của ông Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Bà Tống Thị Minh, Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH), thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, cho biết phiên thảo luận tiếp tục làm rõ các số liệu, căn cứ để xác định mức sống tối thiểu. Trên cơ sở đó có thêm cơ sở thảo luận, đàm phán, thương lượng mức tăng lương năm 2019.

Tuy nhiên, kết quả là đại diện các bên đều chưa tìm được tiếng nói chung  trong phiên họp thứ hai.

Hội đồng tiền lương Quốc gia nhóm họp phiên thứ hai.

Bước ra từ phiên họp với vẻ mặt căng thẳng, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam, cho biết hiện tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, năng suất lao động cũng tăng. Có thể thấy tình hình kinh tế sáng sủa nhất từ trước đến nay. Nếu tính 3 chỉ số này thì mức tăng có thể phải lên tới 9%. Tuy nhiên, người lao động cũng mong muốn được chia sẻ với chủ sử dụng nên đơn vị chỉ đề nghị mức tăng 8% (tăng từ 220 ngàn đồng – 280 ngàn đồng).

Trong khi đó, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cho chủ sử dụng lao động lại im lặng và nói tổ chức này giữ nguyên quan điểm không tăng.

Đánh giá về quản điểm của VCCI, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng nếu không tăng lương tối thiểu vùng năm nay thì năm sau mức tăng lương sẽ đột biến, gây sốc cho quan hệ lao động. Điều kiện kinh tế xã hội đang có nhiều khởi sắc nhưng đời sống lao động còn nhiều khó khăn, do đó việc hoạch định chính sách phải hài hoà mức lương tối thiểu, phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Do vậy đề xuất không tăng lương trong bối cảnh này là không hợp lý.

Đồng quan điểm, ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết một trong những vấn đề lớn đang gây nhiều tranh cãi trong phiên họp thứ hai và cách xác định mức sống tối thiểu. Trong đó, Tổng LĐLĐ đang quan tâm tới rổ hàng hoá để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

“Trước đây, rổ hàng hoá này là 724.000 đồng nhưng hôm nay xác định là 660.000 đồng trong khi giá cả đều tăng. Tỷ lệ lương thực thực phẩm trong mức sống chung thì hầu hết người lao động đang là thanh niên, sống ở đô thị nên tỷ lệ này thấp, chỉ chiếm 45%, còn lại 55% la phi lương thực, thực phẩm như vui chơi, giải trí... Trong khi bộ phận kỹ tính toán tỷ lệ này là 48% và 52%,” ông Hiểu cho biết.

Ông Hiểu cũng nhấn mạnh, rổ hàng hóa và tỷ lệ lương thực thực phẩm là hai vấn đề cốt lõi để tính toán mức sống tối thiểu mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đang theo đuổi. Tổng LĐLĐ vẫn giữ phương án tăng lương năm 2019 phải ở mức 8% căn cứ theo tình hình tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển kinh tế, kinh doanh phát triển... Khi doanh nghiệp phát triển thì người lao động phải được hưởng lợi.

Theo ông Hiểu, để đạt được mục tiêu đến năm 2020 mức lương tối thiểu đáp ứng được mức sống tối thiểu thì phải đảm bảo mức tăng lương trong hai năm tới hài hòa. Mức tăng phải phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp, nhưng cũng tương ứng với sự đóng góp của người lao động.

Vì những quan điểm trái ngược trên, cuộc họp Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ phải bước sang phiên thứ 3, dự kiến vào đầu tháng 8 tới.

Điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2018
Điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2018
(PLO)- Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị đánh giá tình hình thực hiện và rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng để có cơ sở đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm