Chi phí quản lý bảo hiểm 2017 ước lên 11.957 tỉ đồng

Theo đó, riêng trong năm 2016 chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN là 10.467,3 tỉ đồng. Trong đó, tổng chi phí quản lý đối tượng và bộ máy là 7.738,8 tỉ đồng. Với số tiền trên, ngành bảo hiểm cũng chi phục vụ công tác thu, chi và quản lý đối tượng là 3.590,6 tỉ đồng (chiếm 46% tổng dự toán chi thường xuyên). Cụ thể, chi tuyên truyền chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho hơn 700 đầu mối là 350 tỉ đồng; chi cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hệ thống quản lý là 277 tỉ đồng; chi công tác tổ chức thu, chi trả các chế độ bảo hiểm là 1.995,9 tỉ đồng để tổ chức thu BHXH tự nguyện...

Việc chi phí cho bộ máy và hoạt động của quỹ năm 2017 tăng hơn so với năm 2016. Ảnh: H.A

Trong khoản chi quản lý, ngành cũng chi trực tiếp cho bộ máy các cấp là 4.148,2 tỉ đồng (chiếm 54% tổng dự toán chi thường xuyên).

Theo BHXH Việt Nam, tính đến ngày 31-12-2016, số công chức, viên chức và lao động hợp đồng của ngành là 21.000 người. Tổng quỹ tiền lương, tiền công cho bộ máy năm 2016 là 1.604,9 tỉ đồng, năm 2017 ước tính lên 1.692,6 tỉ đồng. Với số tiền này, trung bình mỗi công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội hưởng mức lương khoảng 76 triệu đồng/người/năm, năm 2017 dự kiến khoảng 80 triệu đồng/người/năm.

Với khoản chi trên, BHXH Việt Nam cho rằng so với các nước như cộng hòa Chzech, Hungary, Slovenia, Philippin, Hà Lan, Thái Lan... thì Việt Nam thấp hơn nhiều. Đặc biệt, nếu so sánh về khoa học công nghệ, phương thức quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý thì các nước Pháp, Nhật, New Zealand, Ai Cập có cơ sở hạ tầng và phương thức quản lý hiện đại hơn hẳn Việt Nam. Tuy nhiên, mức chi phí quản lý của Việt Nam tương đương với nhóm các nước này.

Từ những phân tích trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận định mức chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam ở mức thấp và đảm bảo được giám sát, quản lý, sử dụng một cách chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm: "Hàng năm, BHXH Việt Nam đều có báo cáo cụ thể tình hình chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT gửi Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Ban Kinh tế Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước...", BHXH Việt Nam thông tin.

     BHXH Việt Nam trước nguy cơ "mất cân đối"

 
Thời gian qua, BHXH Việt Nam cho biết cần tăng tuổi nghỉ hưu để tránh nguy cơ mất cân đối quỹ (chi nhiều hơn thu). Trước vấn đề này, nhiều người cho rằng chi phí cho bộ máy quản lý cồng kềnh và quản lý quỹ đang "có vấn đề" là một trong các nguyên nhân mất cân đối quỹ. Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phản bác lập luận trên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm