60 năm trường ĐH KHXH&NV: Vinh danh 60 cựu SV tiêu biểu

Đến dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM. 

Phó Chủ tịch nước đánh giá cao những thành quả trường đạt được thời gian qua, trong đó nhà trường đã tập hợp được nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Quy mô đào tạo của trường ngày càng mở rộng, chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao. Nhiều thế hệ sinh viên của trường đã trở thành những nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành, nhà báo có tên tuổi và cả những doanh nhân thành đạt.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao tặng 50 triệu đồng cho quỹ học bổng của Trường - Ảnh: Hồ Hiền

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã biểu dương nhà trường thời gian qua đã đạt thành tích tốt trong hợp tác quốc tế, trong đó có hàng ngàn sinh viên quốc tế từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ đang học tập, nghiên cứu tại trường. Qua đó nhà trường đã làm tốt vai trò sứ giả đưa văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam ra thế giới.

Cạnh đó nhà trường cũng phát động nhiều phong trào có sức lan tỏa, châm ngòi cho phong trào sinh viên cả nước từ những cuộc diễn thuyết, hội thảo, xuống đường, tuyệt thực, lửa trại…để làm nên phòng trào sinh viên Sài Gòn- Gia Định. Những phong trào này đã hun đúc tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng.  

Tiết mục tái hiện hình ảnh các sinh viên Văn khoa trong phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" - Ảnh: Yến Nhi

Tiết mục tái hiện hình ảnh các sinh viên Văn khoa trong phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" - Ảnh: Yến Nhi

Về phương hướng, hiệm vụ thời gian tới, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lưu ý nhà trường phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên. Cùng với đó, cần quan tâm, chăm lo đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời cần chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các trường tiên tiến quốc tế, đặc biệt quan tâm phát triển các ngành học khoa học cơ bản mang bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (văn học, ngôn ngữ, sử, triết học, Việt Nam học…)

PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), đánh giá trên chặng đường hơn nửa thế kỷ, trường đã tạo ra nhiều giá trị, triết lý giáo dục và truyền thống văn hóa đại học đáng tự hào. Đã có nhiều đóng góp to lớn trong những giai đoạn thăng trầm khác nhau của lịch sử Việt Nam hiện đại.

Đến nay trường đã đào tạo, cung cấp cho đất nước một đội ngũ trí thức đông đảo với trên 75.000 cử nhân khoa học, hơn 7.000 thạc sĩ và trên 600 tiến sĩ, phục vụ trên nhiều lĩnh vực ở mọi miền của tổ quốc... Đáng chú ý, nhà trường tiếp tục là đơn vị đi tiên phong khai mở ra những ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học mới, như nhân học, Việt Nam học, quan hệ quốc tế, đô thị học, Đông phương học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học… Có những ngành lần đầu tiên được đào tạo tại trường và sau đó được các trường đại học ở Việt Nam đưa vào đào tạo.

Năm 2017, trường đã được đánh giá đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra đã có sáu chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn AUN-QA.

Các cựu sinh viên tiêu biểu được vinh danh - Ảnh: Yến Nhi

Các cựu sinh viên tiêu biểu (mảng chính trị) được vinh danh - Ảnh: Yến Nhi

Cũng nhân dịp này, trường đã công bố và vinh danh sách 60 cựu sinh viên tiêu biểu Trường ĐH Văn khoa - Trường ĐH Tổng hợp - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn trong các lĩnh vực khoa học - giáo dục, chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa - nghệ thuật.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm