Hơn 2.000 thí sinh dự kiểm tra năng lực tại ĐH Luật TP.HCM

Ngày 3-8, Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết từ năm học 2016-2017, trường thực hiện đề án tuyển sinh riêng theo phê duyệt của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Theo đó, trường thực hiện hai giai đoạn xét tuyển:

Thí sinh làm bài kiểm tra năng lực tại Trường ĐH Luật TP.HCM

Thí sinh làm bài kiểm tra năng lực tại Trường ĐH Luật TP.HCM ngày 3-8. Ảnh: L.HIỂN

Giai đoạn 1: Thực hiện sơ tuyển căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia năm 2016 của thí sinh (chiếm 60% tổng điểm xét tuyển) và điểm học bạ của thí sinh trong ba năm THPT (chiếm 20% tổng điểm xét tuyển).

Kết quả, có 2.639 thí sinh vượt qua giai đoạn sơ tuyển này. Điểm thi THPT quốc gia các khối truyền thống (tổ hợp môn xét tuyển) khác nhau đối với các ngành trường tuyển sinh. Cụ thể, số điểm đó tối thiểu khoảng như sau:

Ngành

Khối A

Khối A1

Khối C

Khối D1,3,6

Quản trị - Luật (110103)

21,5

21

-

21

Luật (380101)

19

19

23

19

Quản trị kinh doanh (340101)

19

19,5

-

19,2

Ngôn ngữ Anh (220201)

-

-

-

20

Sau khi tính điểm theo công thức: 20% điểm học bạ + 60% điểm thi THPT quốc gia thì điểm tối thiểu mà các thí sinh vượt qua giai đoạn 1 là:

STT

Ngành (mã ngành)

Mức điểm đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ

A00

A01

C00

D01

D03

D06

1.

Quản trị - Luật (110103)

17

16,9

-

16,9

16,9

-

2.

Luật (380101)

15,2

15,2

18,5

15,2

15,2

15,2

3.

Quản trị kinh doanh (340101)

15,2

15,5

-

15,3

15,3

-

4.

Ngôn ngữ Anh (220201)

-

-

-

16

-

-

Giai đoạn 2: Các thí sinh đủ điều kiện ở giai đoạn 1 được tham gia kỳ kiểm tra năng lực.

Cũng trong sáng 3-8, có 2.363/2.639 thí sinh có mặt dự kiểm tra năng lực, đạt tỉ lệ 89,54%. Ông Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, đánh giá: Thí sinh tham gia kỳ thi một cách nghiêm túc và đúng quy chế, không có trường hợp nào vi phạm quy chế thi. Chiều cùng ngày, Trường ĐH Luật TP.HCM tiến hành chấm bài kiểm tra năng lực. Dự kiến vào ngày 5-8, trường sẽ công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển.

Trường yêu cầu muộn nhất là ngày 10-8, các thí sinh trúng tuyển sẽ phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ ký của chủ tịch hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) cho trường thông qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh) hoặc trực tiếp tại trường.

Quá thời hạn này, thí sinh không nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi được xem như từ chối nhập học. Khi đó, căn cứ tình hình thực tế nhập học, trường có thể sẽ tiếp tục gọi các thí sinh khác trong danh sách đã tham gia kiểm tra năng lực theo nguyên tắc lấy từ điểm cao xuống điểm thấp cho đến khi đủ chi tiêu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm