Làn sóng trẻ hóa của du học sinh Trung Quốc

Gửi con ra nước ngoài du học đang là một giải pháp được đông đảo các bậc phụ huynh tại Trung Quốc lựa chọn để tránh áp lực thi cử cho con cái. Các gia đình Trung Quốc bây giờ có hiểu biết sâu sắc nhiều hơn về giáo dục ở nước ngoài, và cũng có nhiều tiền hơn để chi trả cho con cái đi du học. Chính điều này làm cho độ tuổi học sinh đi du học có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Bà Kang chia sẻ: “Các bậc phụ huynh ở Trung Quốc có thể tính toán chi li với rất nhiều thứ, nhưng với giáo dục thì không. Chúng tôi đã dành dụm đủ tiền cho con đi du học”.

Du học từ tấm bé

Để bảo vệ con cái khỏi áp lực cạnh tranh khốc liệt – cạnh tranh với hàng triệu thí sinh để có một suất vào đại học trong nước, ngày càng nhiều các bậc cha mẹ Trung Quốc cho con ra nước ngoài du họ biến Trung Quốc thành nước xuất khẩu du học sinh hàng đầu.

Các gia đình Trung Quốc bây giờ biết nhiều hơn về giáo dục ở nước ngoài, và họ cũng có nhiều tiền hơn để chi trả cho con cái đi du học. Chính điều này làm cho độ tuổi học sinh đi du học ngày càng trẻ hóa, mở ra một thị trường tiềm năng cho các trung tâm đào tạo trong nước và các tổ chức giáo dục nước ngoài.

Làn sóng trẻ hóa của du học sinh Trung Quốc ảnh 1
Một du học sinh Trung Quốc tại Mỹ. Ảnh minh họa: Jsonline
Theo Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa - một trung tâm cố vấn phi lợi nhuận, thì trong năm 2010 có gần 20% du học sinh Trung Quốc hoàn thành chương trình trung học cơ sở. Nhưng trong năm 2011, con số này đã tăng lên 22,6%. Độ tuổi những thí sinh dự kỳ thi TOEFL (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) và SAT (chứng chỉ để nhập học bậc đại học tại Mỹ) ngày càng trẻ hơn, với rất nhiều thí sinh dưới 18 tuổi. Fan Meng, giám đốc chi nhánh khảo thí Bắc Mỹ của Tập đoàn Giáo dục và Công nghệ New Oriental, một trung tâm luyện thi hàng đầu Trung Quốc, đã nhận thấy số lượng học sinh trẻ tuổi trong các lớp ôn luyện để chuẩn bị cho các kỳ thi nhập học trung học phổ thông và đại học của trung tâm ngày càng gia tăng. Theo ông Fan, lượng học sinh dưới 18 tuổi thi TOEFL năm ngoái tăng 30 % so với năm 2011. Nhưng ông Fan cho biết số lượng học sinh tăng vượt bậc phải kể đến những học sinh chuẩn bị học tiểu học và trung học phổ thông. Hơn nữa, các em học sinh và các bậc phụ huynh cũng ngày càng am hiểu về giáo dục ở nước ngoài. Khi chọn trường, các gia đình cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới của học sinh mà vẫn giữ được nét riêng biệt của con em họ, ông Fan nhận xét. Marvin Mao, giám đốc điều hành mạng lưới du học trực tuyến ShareWithU, cho biết ông thấy học sinh Trung Quốc bắt đầu du học từ cấp trung học cơ sở. Ông Mao nhận định điều này giúp các em có thể thích nghi với môi trường mới tốt hơn. Ông cho biết số lượng du học sinh trung học người Trung Quốc tăng kể từ năm 2010, và số hồ sơ nhập học trung học cơ sở và tiểu học trong năm nay cũng tăng đáng kể. Xu hướng trẻ hóa du học đang mở rộng đến các thành phố loại hai và ba. Sau khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các trường trung học nước ngoài phải đối mặt với áp lực về tài chính nên cũng mong muốn thu hút học sinh quốc tế hơn. Có khoảng 300 trường trung học ở Mỹ tuyển học sinh đến từ Trung Quốc, ông Mao chia sẻ. Nhưng chi phí cho việc học phổ thông hay đại học ở Mỹ - lựa chọn phổ biến nhất của du học sinh Trung Quốc lại không hề rẻ: khoảng từ 200.000 nhân dân tệ (32.630 USD) đến 600.000 nhân dân tệ (97.850 USD) một năm, bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt. Đó là thu nhập hàng năm của nhiều gia đình Trung Quốc. Cơ hội béo bởCác chuyên gia trong ngành cho biết, chính các cơ sở giáo dục nước ngoài cũng hy vọng kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường Trung Quốc béo bở. Annette Madjarian, phát ngôn viên của Navitas, một tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển và cung cấp các dịch vụ giáo dục có trụ sở tại Úc, cho biết mặc dù công ty đã không nhận ra sự khác biệt rõ ràng trong độ tuổi trung bình của sinh viên tham gia các khóa học tiếng Anh học thuật trước khi nhập học đại học hoặc sau đại học, số lượng tham gia các khóa tiếng Anh này sau những khóa cơ sở có tăng lên và với đối tượng học trẻ hơn. Trong vài năm vừa qua, Navitas đã chứng kiến ​​nhiều học sinh lựa chọn khởi đầu với các khóa tiếng Anh học thuật trung cấp. Lượng nhập học các khóa trung cấp tăng đều đặn khoảng 10% trong hai năm qua và giữ ở mức ổn định với các khóa cao cấp, cô Madjarian cho biết thêm. Tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ giáo dục Bell có trụ sở tại London, một trong những khóa học thu hút số nhiều học sinh Trung Quốc là khóa học hè cho người từ 7 đến 17 tuổi, theo lời ông Greg Watson, giám đốc điều hành Bell. Suốt ba năm qua, khoảng 1.000 sinh viên Trung Quốc học tại Bell trong khoảng ba tuần, với chi phí từ 2.000 bảng Anh đến 3.000 bảng Anh. Theo số liệu của công ty, độ tuổi bình quân học sinh Trung Quốc theo học tại Bell đã giảm từ 17 trong năm 2012 xuống 14 trong năm 2013. Tỷ lệ học sinh người Trung Quốc dưới 10 tuổi là 10,5% trong năm 2013, cao hơn rất nhiều so với con số 1,9% trong năm 2011. Tương tự, tỷ lệ học viên nhóm tuổi từ 11 đến 14 tăng từ 5,2% năm 2011 lên 24% năm 2013. Công ty Bell nhận định rằng xu hướng học viên ngày càng trẻ đang trở nên phổ biến, do đó việc thiết kết lại chương trình giảng dạy để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của học viên ở các độ tuổi khác nhau là cần thiết. Watson cho biết Trung Quốc là một thị trường quan trọng của Bell bởi các yếu tố tăng trưởng kinh tế, tham vọng quốc tế và cam kết giáo dục. “Chúng tôi muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với một loạt các tổ chức của Trung Quốc, chẳng hạn như trường học, trường đại học và các tổ chức giáo dục tư nhân”, Watson nói. Những học viên đến từ Trung Quốc chắc chắn bắt đầu cuộc hành trình giáo dục của họ ở Vương quốc Anh từ rất sớm, Katie Latimer, quản lý tuyển sinh và marketing của tổ chức Giáo dục Astrum có trụ sở tại London, nhận định. Theo số liệu học sinh quốc tế nhập học hiện nay, lượng học sinh đăng ký chương trình tốt nghiệp trung học phổ tăng đáng kể so với 2012. Cụ thể đối với học sinh đến Trung Quốc thì số lượng tăng hơn 50%. Xu hướng này có tác động tích cực đến hiệu suất tổng thể của học sinh Trung Quốc, không chỉ trong học tập, mà còn từ góc độ phát triển xã hội và ngôn ngữ. “Một sinh viên quốc tế được sống trong môi trường này càng lâu, thì sự điều chỉnh để thích nghi với cuộc hành trình học tập và sự nghiệp tương lai càng tốt”, Latimer nói. Lợi ích lớn nhất khi theo học tại Astrum chính là cơ hội cùng học tập với học sinh người bản xứ, để kết bạn, thảo luận ​​và nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ để đáp ứng được yêu cầu của các trường đại học có uy tín nhất Vương quốc Anh. Và trẻ con thì có xu hướng dễ thích ứng hơn, Latimer cho biết thêm. Tuy nhiên, cô cũng nêu thực trạng rằng nhiều phụ huynh Trung Quốc cảm thấy 14 tuổi là quá nhỏ để đi học xa nhà, vì vậy các khóa A-level cho học sinh Trung Quốc từ 16 tuổi trở lên vẫn chiến ưu thế hơn. Học sinh Trung Quốc hiện chiếm khoảng 15% tổng số học sinh quốc tế tại Astrum, nhưng công ty hy vọng tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 20% trong năm học tới. Ông Fan của Tập đoàn New Oriental cho biết việc ngày càng nhiều du học sinh Trung Quốc đăng ký vào một số trường nhất định tạo thêm nhiều rào cản cho chính họ để được nhận vào những trường hàng đầu. "Các trường đại học và trung học sẽ không mở rộng tuyển sinh cho thị trường Trung Quốc. Trừ khi học sinh Trung Quốc chuyển hướng ra khỏi những trường hàng đầu, nếu không rào cản cho họ chỉ ngày càng cao hơn mà thôi,” ông nhận định.
Theo Hoàng Uyên (VNE/ China Daily)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm