Xây dựng chuẩn đầu ra cho ngành đào tạo ĐH, CĐ

Mục tiêu của việc xây dựng chuẩn đầy ra là công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường; Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành; Tạo cơ hội tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Bộ GD&ĐT đưa ra khái niệm chuẩn đầu ra ngành đào tạo là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo.

Bộ yêu cầu dự thảo chuẩn đầu ra của nhà trường phải lấy ý kiến các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, sinh viên, cựu sinh viên… Khi hoàn thiện phải được công bố trên website của trường, công bố cho xã hội thông qua báo chí và gửi văn bản báo cáo tới Bộ GD&ĐT. Chuẩn đầu ra phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung định kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo ở mỗi trình độ bao gồm các nội dung: tên ngành đào tạo; trình độ đào tạo; yêu cầu về kiến thức; yêu cầu về kỹ năng (kỹ năng cứng, kỹ năng mềm); yêu cầu về thái độ; vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp; khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường; các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

Bộ GD&ĐT chỉ đạo các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ tổ chức triển khai xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành, từng trình độ đào tạo ngay trong học kỳ 2 năm học 2009 - 2010.

(Theo website Bộ GD&ĐT)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm