17 bí quyết giúp hạ nhiệt những ngày 'nóng như thiêu'

1. Bạn nên dành ít nhất hai tiếng ở trong mát để giảm ảnh hưởng của khí nóng.

2. Giữ cơ thể đủ nước bằng cách uống thật nhiều nước, nước ép rau quả, canh, súp... Tránh các thức uống có caffeine hoặc cồn.

3. Khi ở ngoài trời, nên có những khoảng nghỉ ngắn trong bóng râm. Che chắn kỹ khi đi ngoài nắng.

4. Chú ý lắng nghe dự báo thời tiết, nhiệt độ.

5. Khi cảm thấy cơ thể quá nóng, cảm thấy mệt mỏi và uể oải do nóng, không nên cố sức làm việc hoặc đi tiếp mà nên dừng lại nghỉ ngơi.

Trong thời tiết nắng nóng, đi ngoài trời cần che dù, đội mũ tránh nắng.

Trong thời tiết nắng nóng, đi ngoài trời cần che dù, đội mũ tránh nắng. (Ảnh minh họa)

6. Giữ bên người một vài món làm mát như chai nước, áo chống nắng, khẩu trang, mũ nón, kính râm, găng tay...

7. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Khi ăn nên có chút nước, tránh ăn mặn, ăn khô.

8. Mặc quần áo bằng vải cotton thoáng khí, thấm mồ hôi.

9. Nên ăn thật nhiều trái cây tươi, rau xanh sống, sữa đông để cung cấp các vi khuẩn tốt cho cơ thể, cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.

10. Nước dừa tươi, nước đậu đen, đậu ván rang... có thể giúp cơ thể giảm nhiệt khi trời nắng.

11. Ăn thêm hành, đặc biệt là hành tím, có thể giúp làm mát cơ thể.

Dùng quạt điện quạt thẳng vào người rất dễ bị mất nước. (Ảnh minh họa)

12. Luôn có dù, nón và khăn bên người.

13. Các nghiên cứu cho thấy quạt có thể làm tăng mất nước trong nhiệt độ vượt quá 35 độ C. Thay vì dùng quạt, bạn nên dùng hơi nước để làm mát. Hoặc để trước quạt một thau nước lạnh, một vài cục đá lạnh.

14. Bắt đầu công việc và làm việc nặng sớm để không phải làm vào khoảng giữa trưa, khi thời tiết nóng nhất.

15. Nên ở trong bóng râm, trong nhà càng nhiều càng tốt.

16. Nếu có thể, nên tăng cường cách nhiệt cho nhà bằng lắp trần cách nhiệt, mái hiên, rèm, kính kép, kính màu cho cửa sổ.

17. Thay thế các thiết bị chiếu sáng bằng đồ dùng tiết kiệm năng lượng, tỏa nhiệt ít. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm