7 lý do khiến bạn thường xuyên bị đãng trí

1. Uống thuốc

Nếu cảm thấy có vấn đề về trí nhớ, điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra số thuốc đang dùng.

Thuốc có thể làm rối loạn trí nhớ, đầu bảng là thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng histamine như Benadryl, thuốc chống trào ngược như Zantac, thuốc chữa co cơ như Flexiril, thuốc chống trầm cảm

Ngoài ra còn cần chú ý thuốc huyết áp, thuốc giảm đau…

2. Trầm cảm

Khi bị rối loạn tâm lý, bạn khó tập trung và do đó khó ghi nhớ lại mọi việc sau này.

Trầm cảm thực sự có thể định hình lại một số phần trong não liên quan đến các kỹ năng như trí nhớ, tốc độ suy nghĩ, chú ý, giải quyết vấn đề…

suy giảm trí nhớ, đãng trí

Quá căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ... đều là những nguyên nhân khiến bạn suy giảm trí nhớ. 

3. Quá căng thẳng

Căng thẳng làm xao lãng não bộ khiến bạn khó ghi nhớ. Người bị căng thẳng khá khó khăn để theo dõi một cuộc trao đổi trò chuyện.

Chứng căng thẳng mạn tính trầm trọng càng tồi tệ hơn vì nó gây ảnh hưởng đáng kể lên bộ não do các hormon được tạo ra lâu dài trong thời gian bị căng thẳng. Ngay cả các lo toan thường ngày như các hóa đơn, thời khóa biểu công việc cũng có thể làm bạn "mất trí nhớ" dần.

4. Mệt mỏi

Nghiên cứu cho thấy người ít có thời gian ngủ sâu có vấn đề với việc ghi nhớ. Ngủ trưa dù chỉ thời gian ngắn chừng sáu phút có thể cải thiện não bộ rất lớn.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi bất thường dù vẫn ngủ đủ, nên đi khám toàn diện. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm não mất ôxy, thay đổi máu đến não ảnh hưởng tới trí nhớ và khả năng suy nghĩ.

5. Uống quá nhiều rượu

Rượu không chỉ gây hỗn loạn tâm lý nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến trí nhớ người uống ngay cả khi họ tỉnh rượu.

Nghiên cứu cho thấy người say tạm thời bị đãng trí và khó suy nghĩ trong thời gian cai nghiện. Người nghiện rượu thời gian dài có thể khó lấy lại sự tinh nhanh trước đây.

6. Bị bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim

Bất cứ chứng bệnh nào ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não cũng có thể làm nghẽn trí nhớ. Bệnh về tuyến giáp, gan, thận cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Đôi khi đãng trí cũng đi liền với thiếu vitamin B12.

7. Lớn tuổi

Khi già đi, não dần yếu đi tương tự như da và khớp. Bệnh mất trí Alzheimer thường xảy ra sau tuổi 65 nhưng chứng đãng trí nhẹ còn phổ biến hơn. Bạn có thể thấy mình khó học hỏi điều mới hay khó nhớ ra từ mình muốn dùng.

Việc thường xuyên tập thể thao, chú trọng ăn uống, được hỗ trợ tốt có thể giúp bạn giữ sự tinh nhanh lâu hơn. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.