8 cách để đối phó với stress công sở

1. Đối mặt với stress

Chuyên gia Malti Bhojwani khuyên bạn nên đối mặt với stress như điều phải có, bởi bà cho rằng, một chút căng thẳng ở công việc sẽ khiến bạn có động lực hoàn thành công việc tốt và đúng tiến độ hơn.

Đừng lo lắng suốt ngày

Đừng dành tất cả thời gian của bạn chỉ để suy nghĩ về công việc

2. Đừng lo lắng suốt ngày

Bạn nên giành thời gian nhất định trong ngày để giải quyết từng vấn đề. Đừng dành tất cả thời gian của bạn chỉ để suy nghĩ về công việc. Đặt hết tâm trí 24/7 chỉ để lo lắng về một vấn đề không phải là cách tốt nhất để giải quyết nó.

3. Coi nhẹ sự chỉ trích

Đôi khi, stress công sở đến từ những lời chỉ trích của lãnh đạo, hay đồng nghiệp. Thay vì để nó luẩn quẩn trong đầu và khiến mọi việc trở nên tồi tệ, thì việc đón nhận nó một cách tích cực là là phương pháp khiến bạn thấy dễ chịu hơn hết.

Malti Bhojwani giải thích rằng, "Khi bạn nhận được thông tin phản hồi từ sếp, hãy nhìn nhận nó như một lời góp ý chân thành, để khiến công việc chung của công ty tốt đẹp hơn, bạn sẽ thấy được giải tỏa rất nhiều."

4. Rạch ròi giữa công việc và gia đình

Sau khi rời công sở, thời gian với gia đình là thời điểm vàng để bạn nhìn nhận lại mọi thứ và bỏ lại tất cả những căng thẳng, mệt mõi của công việc lại công ty. Tập cho mình thói quen tự nhủ rằng "Ở nhà là không suy nghĩ về công việc", và để những bận tâm của đời sống gia đình kéo bạn ra khỏi những căng thẳng nơi công sở.

Stress cao độ thường dễ làm bạn mất tự chủ và hình thành lên những cơn giận vô cớ

Stress cao độ thường dễ làm bạn mất tự chủ và hình thành lên những cơn giận vô cớ

5.Kiểm soát cơn giận

Stress cao độ thường dễ làm bạn mất tự chủ và hình thành lên những cơn giận vô cớ. Bạn rất dễ hét vào mặt đồng nghiệp hoặc tự mình nảy sinh những cảm xúc tiêu cực. Điều cần làm là hít thở sâu và nhìn nhận mọi thứ chậm rãi, đè nén những cơn giận và làm một điều gì đó mình thích. Chẳng hạn thay vì bóp còi in ỏi, la hét, cáu gắt khi gặp kẹt xe thì hãy bình tĩnh, bật một bài nhạc yêu thích và để cơn giận lắng xuống.

6. Tự hỏi sao mình lại thất vọng

Khi mọi việc không suôn sẻ, những cảm giác tiêu cực sẽ khiến bạn cảm thấy thất vọng về bản thân tột độ. Cảm giác này ngày càng kéo bạn vào những trầm cảm không đáng có tại công sở. Xác định lại một lần nữa nguồn gốc của sự thất vọng, nếu nó đến từ những lỗ hổng trong nghiệp vụ, thì hãy khắc phục nó thay vì cứ để nó luẩn quẩn trong đầu bạn.

7. Đừng để bạn bị choáng ngợp

Stress công sở đôi khi đến từ những sự choáng ngợp. Bạn không biết mình phải làm gì trước, vấn đề nào cần được lưu tâm, trong khi kì hạn nộp báo cáo thì cứ đến gần. Bình thản, note ra những việc cần làm và lần lượt giải quyết nó theo mức độ quan trọng. Bạn sẽ thấy việc giải quyết công việc có khoa học sẽ giảm tải được đáng kể những căng thẳng không đáng có.

Tranh thủ thư giãn vào những thời điểm công việc ít căng thẳng.

Tranh thủ thư giãn vào những thời điểm công việc ít căng thẳng.

8. Thư giãn

Tranh thủ thư giãn vào những thời điểm công việc ít căng thẳng nhằm tái tạo lại cảm giác hưng phấn cho công việc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm