Dép xỏ ngón: Hiểm họa khôn lường!

“Thành thật mà nói, dép xỏ rất nguy hiểm,” Tiến sĩ Tariq Khan, cố vấn các bệnh về chân tại phòng khám Marigold thuộc Đại học Y London nói. “Chúng là một loại giày dép mỏng manh, không hỗ trợ cho chân nhất mà bạn có thể mang.”

Cindy, 44 tuổi, quản lý thương mại ở Isleworth, Middlesex đã mang dép xỏ ngón hầu như mọi ngày, mọi lúc. Và cô bắt đầu bị đau bàn chân từ 2011. Cơn đau dữ dội trong lòng bàn chân cô bắt đầu từ gót mà chạy dọc mu bàn chân. Mỗi sáng, cô đau đến nỗi khó có thể đứng dậy. Sau 10 phút, cơn đau dịu lại. Nhưng nếu cô đứng quá lâu, cơn đau sẽ trở lại.

Bác sĩ vật lý trị liệu của cô phỏng đoán cô bị sưng viêm gân dưới bàn chân. Cô nghĩ rằng đây là kết quả của việc chạy bộ quá sức mà không khởi động trước. Nhưng dù được mát xa, trị liệu và hỗ trợ khi tập thể thao, triệu chứng đau nhức vẫn tiếp tục trong 6 tháng sau, càng bùng lên nếu cô không tập luyện. Cuối cùng, khi cô đến phòng khám với đôi dép xỏ ngón dưới chân, bác sĩ hỏi cô có thường xuyên mang chúng – Và nguyên nhân thực sự đã được phát hiện.

Theo bác sĩ Khan, tình trạng của Cindy có thể xảy ra với những người luôn luôn mang giày dép bệt – nhưng dép xỏ ngón là gây tác hại lớn nhất.

“Bạn phải mang chúng trên ngón chân, khiến ngón chân và mu bàn chân chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng.” Bác sĩ Khan cho biết. Theo ông, đôi giày dép lý tưởng nên có gót khoảng 3,8cm. Thiếu phần nâng gót, lòng bàn chân bị căng quá mức và gân chạy từ gót đến ngón có thể bị sưng viêm.

Nếu chân bạn có bắp (thường có ở người chạy bộ hoặc mang giày cao gót thường xuyên, nguy cơ này càng cao. Cơn đau thường khởi đầu với chút ít đau nhức, nhưng có thể phát triển thành đau thắt, nóng rực, thường là sau khi bạn đi hoặc chạy bộ.

Rik Mellor, giảng viên cao cấp ngành giải phẫu học và chuyển động của con người ở Đại học St Mary, Twickenham, cũng cho rằng không nên mang dép xỏ ngón thường xuyên hàng ngày, đặc biệt nếu bạn không quen mang chúng. Vào mùa hè, nhiều người bỏ giày dép thường để mang dép xỏ ngón hoàn toàn xa lạ với lối đi đứng thông thường của họ.

Sự thay đổi đột ngột có thể đưa tới tình trạng viêm cấp tính trong một thời gian ngắn. Nó có thể gây ra cơn đau khi cơ bắp trên cẳng chân, mặt trên mắt cá, lòng bàn chân bị quá tải. Chân bạn có thể tê cứng, thay đổi cách đi và thậm chí có thể dẫn tới các vấn đề về cơ sinh học ở đầu gối hoặc lưng.

Những người muốn mang dép xỏ ngón nên chuyển đổi từ từ trong vài tuần, mang loại giày mà bạn quen thuộc nhất thường xuyên để mô mềm ở bàn chân và cẳng chân có thể thích ứng.

Nhưng bác sĩ Khan cảnh báo dép xỏ ngón có thể gây ra các tai nạn, từ sưng ngón chân cho tới bị thương. Tỉ lệ trượt chân hoặc bị cong gập lòng bàn chân khi mang dép xỏ ngón rất cao. Ngoài ra, mang dép xỏ ngón cũng rất nguy hiểm khi lái xe. Dép xỏ ngón là nguyên nhân của 1,4 triệu vụ tai nạn hoặc gần tai nạn đường bộ hàng năm – với 1/9 người lái xe máy bị vướng chân vào bàn đạp. Chúng còn nguy hiểm hơn khi lái xe khi mang giày cao gót, vì chúng gây khó khăn hơn để đạp phanh hiệu quả.

Verka Lafeuille, 36 tuổi, làm nghề trông trẻ ở Richmond, Surrey, cũng từng bị tai nạn vì dép xỏ ngón. Khi đuổi bắt người cháu, đôi dép xỏ ngón của cô lật về một bên, khiến cô bị ngã. Đêm đó, cả bàn chân cô sưng lên, bắt đầu bầm tím. Bác sĩ phát hiện cô bị gãy xương bàn chân thứ 5.

Ngay cả với những người chưa từng bị đau đớn hay tai nạn, việc phơi chân ra ngoài thường xuyên sẽ khiến chân bị khô, nứt nẻ. Vết nẻ và các khe nứt khiến chân dễ bị nhiễm trùng, và các loại giày dép mở như dép xỏ ngón còn khiến chúng dễ bị lây bụi bẩn và vi khuẩn nhiều hơn.

Jaime Fagan, 36 tuổi, bị nhiễm nấm bàn chân sau khi mang dép xỏ ngón liên tiếp trong 5 tuần ở khu du lịch. Khoảng giữa những ngón chân cô bị đau và chân bị nứt nhiều, vi khuẩn ẩn trong những kẽ nứt này. Vì đang cho con bú, cô không thể uống thuốc trị nấm. Và khi dứt sữa, chân cô đã bị nấm, khô, mốc tồi tệ, phải mất hơn 1 năm để chữa trị.

Trường hợp của Jaime Fagan chưa phải là tồi tệ nhất. Những loại nhiễm trùng khác có thể lẩn vào trong lớp da thứ 2, nơi có những mạch máu và dây thần kinh, tình hình sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Nếu vết nứt chân của bạn đỏ lên, sưng tấy, đau đến khó có thể đứng thẳng, hãy rửa chân, giữ chân thật sạch, che chúng lại và nhanh chóng đi khám bác dĩ. Nếu bạn có hệ tuần hoàn không tốt hoặc bị tiểu đường, tốt nhất không bao giờ nên phơi chân ra ngoài môi trường.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.