Làm thế nào để tránh bị cảm trong mùa hè?

Vào mùa hè, mọi người hoạt động nhiều hơn, kéo theo đó là tình trạng cơ thể thường bị thiếu nước. Thiếu nước dẫn đến hệ miễn dịch yếu đi khiến bạn dễ bị dị ứng, nhiễm trùng.

Virus gây bệnh cảm cũng mạnh hơn trong mùa hè, chủ yếu là enterovirus gây sổ mũi, đau dạ dày, cảm sốt, đau nhức cơ thể.

Mùa hè nguy cơ mắc bệnh cảm cao hơn và nặng hơn so với mùa đông

Mùa hè nguy cơ mắc bệnh cảm cao hơn và nặng hơn so với mùa đông. Ảnh minh họa

Để tránh cảm lạnh, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Rửa tay thường xuyên.

- Tránh xa người ho, sổ mũi và dùng nước rửa tay khô ở văn phòng lẫn nơi công cộng. Không nên dùng tay tiếp xúc trực tiếp với tay nắm cửa, máy tính dùng chung, các dụng cụ công cộng…

- Giữ đủ nước: Uống thật nhiều nước, đặc biệt khi hoạt động ngoài trời. Virus cảm thích ẩn náu ở những nơi khô.

- Ăn những thực phẩm lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều để hệ miễn dịch khỏe mạnh.

- Dù virus cúm không ẩn náu trong máy điều hòa, nó vẫn có thể ở trong bụi đóng trong máy. Bạn nên thường xuyên lau máy lạnh và không nên bật quạt trên đầu khi đi máy bay.

Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh như cam chanh, rau xanh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm

Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh như cam chanh, rau xanh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cảm. Ảnh minh họa

- Tránh uống caffeine để tránh mất nước, thay vào đó dùng nhiều loại nước khác.

- Tăng cường hệ miễn dịch bằng các phương pháp phổ biến như ăn thực phẩm có lợi, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng…

- Dùng đồ xịt mũi để làm khô mũi và tránh dùng quá ba ngày.

- Uống thuốc giảm đau nhẹ khi bị bệnh như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen.

- Có thể dùng thuốc chống dị ứng nếu triệu chứng dị ứng làm bệnh xấu hơn.

- Uống thêm kẽm. Dù kết quả nghiên cứu vẫn còn mâu thuẫn về tác dụng của kẽm, nghiên cứu mới nhất cho thấy nếu bổ sung kẽm vào ngày đầu tiên bị cảm sẽ rút ngắn thời gian bệnh. Bạn nên uống kẽm con nhộng thay vì thuốc viên hay xịt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm