Quản lý dịch bệnh sốt xuất huyết bằng… bản đồ

“Do chưa có vaccine phòng ngừa nên sốt xuất huyết (SXH) thực sự là nỗi lo của nhiều người, nhất là cơ quan quản lý. Tuy nhiên, TP.HCM đã đưa phần mềm ứng dụng GIS (Geographical Information System - hệ thống thông tin địa lý) vào chương trình quản lý dịch bệnh SXH và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. GIS có thể được xem là một công cụ giúp TP.HCM quản lý và tổ chức phòng, chống dịch bệnh SXH đạt hiệu quả”, BS Hưng cho biết.

Theo BS Hưng, phần mềm ứng dụng GIS trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh được trình bày dữ liệu dưới dạng bản đồ. Từ đó, cơ quan quản lý biết được tình hình dịch bệnh SXH tại các tổ, khu phố/ấp, phường/xã và quận/huyện để có kế hoạch xử lý phù hợp.

“Hiện nay, 16 trạm y tế phường của các quận 8, Tân Phú, Thủ Đức đang sử dụng phần mềm GIS. Đến cuối năm 2016, phần mềm nói trên sẽ được đưa vào sử dụng ở các trạm y tế còn lại” - BS Hưng cho biết thêm.

Vị trí ổ dịch số xuất huyết sẽ thể hiện rõ trên bản đồ nhờ phần mềm ứng dụng GIS. Ảnh: TRẦN NGỌC

Vị trí ổ dịch sốt xuất huyết sẽ thể hiện rõ trên bản đồ nhờ phần mềm ứng dụng GIS. Ảnh: TRẦN NGỌC

Trong khi đó, BS Lê Thị Hồng Nga, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết GIS được thiết kế sử dụng tại các trạm y tế phường/xã nhằm giúp việc quản lý ca bệnh, theo dõi diễn biến và dự báo dịch bệnh được chính xác, nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời giúp cơ quan quản lý khoanh vùng ổ dịch, xác định vị trí ca bệnh… để lên kế hoạch xử lý.

“Phần mềm ứng dụng GIS sử dụng khá đơn giản. Hằng ngày các BV trên địa bàn TP.HCM sẽ chuyển thông tin ca bệnh SXH (tên, tuổi, địa chỉ, ngày phát bệnh, ngày nhập viện…) về Trung tâm Y tế dự phòng TP. Sau đó, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM sẽ nhập dữ liệu và chuyển thông tin ca bệnh về các phường/xã và quận/huyện thông qua phần mềm GIS.

Tùy vào thời gian mắc bệnh và mức độ nguy hiểm, vị trí của người mắc SXH sẽ hiện lên những màu sắc khác nhau (màu đỏ: nguy hiểm, màu xanh: an toàn…) trên bản đồ.

Căn cứ vào màu sắc và những số liệu đi kèm, cơ quan chức năng dễ dàng đánh giá mức độ lan rộng của dịch bệnh” - BS Nga nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ hai từ phải qua) kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP.HCM). Ảnh: TRẦN NGỌC

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ hai từ phải qua) kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Bình Chánh (TP.HCM). Ảnh: TRẦN NGỌC

“Phần mềm ứng dụng GIS còn giúp cơ quan quản lý phát hiện ổ dịch liên phường, liên quận. Trước đây, khi ổ dịch xảy ra ở quận này nhưng quận khác không biết, cho dù vị trí xảy ra ổ dịch cách quận khác không xa. Thông qua phần mềm GIS, hai quận có thể biết ổ dịch đang xảy ra tại vị trí giáp ranh để cùng phối hợp xử lý” - BS Nga cho biết thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm