Tại sao vui thì khóc, buồn lại cười?

Trong tiếng Anh có một thành ngữ là “tears of joy” nghĩa là vui sướng đến phát khóc. Bạn có bao giờ hỏi tại sao lại như vậy không? 

 Ảnh minh họa. Nguồn: Telegraph

Theo nghiên cứu sắp được công bố trên tạp chí Psychological Science (Khoa học tâm lý) của một nhóm các nhà tâm lý học đến từ Đại học Yale (Mỹ), khóc khi hạnh phúc là cách cơ thể chúng ta cân bằng cảm xúc. Đáp lại sự tràn ngập cảm xúc tích cực bằng một biểu hiện tiêu cực có thể giúp chúng ta phục hồi tốt hơn sau những cảm xúc mạnh mẽ.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát trực tuyến biểu hiện của gần 700 người lớn khi nhìn một đứa trẻ đáng yêu. Qua đó cho thấy trong khi thì thầm, nâng niu đứa trẻ, họ cũng không thể nào không véo, bẹo, gầm gừ với đứa trẻ. Chắc chắn họ không có ý làm hại đứa trẻ bằng những hành động gây hấn như vậy. 

Nhưng tại sao họ làm vậy?. Theo các nhà nghiên cứu, đó là biểu lộ lưỡng hình (biểu lộ hai cảm xúc khác nhau cho cùng một sự việc). Sự tràn ngập cảm xúc tích cực đã khơi gợi phản ứng gây hấn của họ, giúp họ điều tiết những cảm xúc mạnh mẽ để trở về trạng thái cân bằng cảm xúc. 

Những người bày tỏ phản ứng tiêu cực đối với tin tích cực là những người có khả năng làm dịu đi những cảm xúc mạnh mẽ một cách nhanh chóng. Do đó, những người đi xem ca nhạc thường la hét khi thần tượng của họ xuất hiện, người vợ khóc khi đoàn tụ với chồng sau chiến tranh...

Các nhà tâm lý cũng cho biết trước đó đã có những nghiên cứu chứng minh trường hợp ngược lại cũng đúng. Cụ thể là cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có thể kích động những cảm xúc tích cực. Ví dụ, mọi người thường cười khi họ căng thẳng hoặc phải đương đầu với những tình huống khó khăn. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm