Lao động di cư chịu thiệt trăm bề

Nhiều ý kiến đề nghị tháo gỡ vấn đề này được nêu ra tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với lao động di cư trong tiếp cận anh sinh xã hội” do Viện KHXH vùng Nam Bộ (SISS) cùng các tổ chức thuộc mạng lưới Hỗ trợ lao động di cư M.net và tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 23-12.

Quản lý cư trú kiểu thủ công

Hai năm trước anh Vũ Văn Miền (quê Hải Dương) là công nhân dệt tại KCN Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, chẳng may bị tai nạn lao động mang thương tật 31%. Vợ anh cũng là công nhân trở thành lao động chính gồng gánh cho gia đình. Anh bảo lúc còn khỏe mạnh vợ chồng chắt bóp mua được miếng đất nhưng bị vướng giải tỏa nên không làm được giấy tờ nhà, kéo theo cái hộ khẩu bị “treo” khiến việc học hành, sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. “Tất thảy thu nhập của vợ tôi khoảng 4,5 triệu đồng nhưng giá điện ở đây họ lấy 6.600 đồng/kwh, cả nhà dùng nước giếng đến tháng 12 mạch kiệt phải mua nước máy giá 100.000 đồng/m3.Gia đình lúc tình cảnh khó khăn cũng không được vay vốn làm ăn do hộ khẩu chưa có nên không xét diện nghèo tại nơi tạm trú” - anh Miền nói.

Còn anh Nguyễn Văn Thành, công nhân ở quận 12 có con tám tháng tuổi, giãi bày trở ngại nhất mà anh và bạn bè anh đang gặp phải là chủ nhà trọ không mặn bảo lãnh cho công nhân đăng ký KT3 khiến việc đăng ký học hành của con em và các chính sách an sinh khó tiếp cận. Do không có KT3 nên từ xin việc làm đến xin chỗ học cho con, mua BHYT, mua phương tiện đi lại, vay vốn làm ăn đều bị trở ngại.

Ông Hà Phước Tài, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng phương thức quản lý cư trú hiện tại còn thủ công, hiệu quả không cao, đã đến lúc cần phải thay thế bằng phương thức mới có hiệu quả hơn. “Hiện chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu quản lý công dân chung, do vậy các ngành chức năng không liên thông được với nhau dẫn đến tình trạng khi người dân đến giao dịch cơ quan nào thì cơ quan đó yêu cầu hộ khẩu đâu” - ông Tài lý giải.

Ông Tài thừa nhận số lượng lao động di cư tăng nhanh khiến các chính sách an sinh xã hội không kịp bao phủ hết. Từ đó ông Tài kiến nghị phải có chính sách vĩ mô hơn về vấn đề này. “Trong đó cần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động các tỉnh, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền và chăm lo các chính sách an sinh xã hội cho người lao động tốt hơn để hạn chế tình trạng ly hương. Ngược lại, lao động di cư tại các đô thị sẽ có chọn lọc hơn, phù hợp với đặc thù kinh tế-xã hội của đô thị”.

 
Rào cản hộ khẩu khiến người lao động nhập cư chấp nhận sự không đầy đủ về chính sách an sinh xã hội. Ảnh: P.ĐIỀN

Không cho khai sinh vì thiếu hợp đồng lao động

Luật sư Nguyễn Thị Anh Đào, Văn phòng Luật sư Công đoàn, cho biết trong số hàng trăm vụ tranh chấp lao động trong năm qua, có rất ít lao động di cư tìm đến văn phòng do họ thiếu thời gian và phương tiện tìm kiếm thông tin hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho mình.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC), cho rằng các chính sách tại TP.HCM rất mở nhưng việc thực hiện tại các xã, phường lại khác nhau. Bà dẫn chứng phụ nữ là lao động nhập cư sinh con tại TP.HCM xin đăng ký khai sinh thì có phường đồng ý, ngược lại có phường yêu cầu phải có hợp đồng lao động và có thời gian tạm trú trên hai năm. “Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Cơ quan nào giám sát việc thực hiện này sao cho tạo ra sự bình đẳng đối với lao động di cư” - bà Bích đặt vấn đề.

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, kiến nghị cần rà soát lại những thủ tục còn rườm rà gây bất lợi cho người lao động di cư để loại bỏ. “Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội là việc làm khẩn thiết, không nhất thiết phải đợi đến lúc giàu có lên rồi mới nghĩ đến họ” - bà Thu nói.

Lao động di cư chịu thiệt trăm bề ảnh 2
 
Ly hương vào miền Nam làm công nhân từ năm 2004, tôi đã thấm thía nỗi trần ai của cái hộ khẩu và KT3, thiếu hai thứ này lao động di cư chịu không ít thiệt thòi. Đi xin việc các công ty đòi hộ khẩu, vậy là phải gọi về quê nhờ gửi vào. Con vào mẫu giáo tư nhân nên chuyện hộ khẩu/KT3 không cấp thiết lắm, đến khi vào cấp 1 mới thấy hộ khẩu khẩn thiết. Lý do các trường đưa ra chỉ tiêu dành cho con em có hộ khẩu trên địa bàn còn dư thì mới đến diện có KT3. Ngoài ra các tổ chức đoàn thể địa phương như hội thanh niên, phụ nữ, mặt trận... rất ít quan tâm đến dân nhập cư.

Anh ĐỖ VĂN HÙNG, quê Vĩnh Phúc, công nhân
 Công ty Xây dựng số 7

Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cho thấy tỉ lệ thất nghiệp người lao động di cư cao gấp năm lần người lao động nói chung. 99% người lao động di cư khu vực phi chính thức (không có hợp đồng lao động) không có loại hình BHXH nào. Về tiếp cận giáo dục, có 3/4 trẻ 6-14 tuổi không sống cùng cha mẹ tại TP; hơn 21% trẻ 6-14 tuổi sống cùng cha mẹ tại TP không đi học. Có 88% trẻ đi mẫu giáo tư nhân.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.