Ngắm 2 cây cầu gỗ 'sinh đôi' của một ông chủ quê

Cầu Phú Kiểng ở Nha Trang và cầu gỗ ở Phú Yên đều được làm chủ yếu từ gỗ và tre, duy chỉ có các đinh tán được làm bằng sắt. Hai cây cầu này phục vụ việc đi lại của hàng ngàn hộ dân trong khu vực.

Theo những người dân ở xã Vĩnh Ngọc, năm 2001, do nhu cầu đi lại của người dân, lãnh đạo xã Vĩnh Ngọc đã vận động ông Thuận làm cầu gỗ cho người dân đi lại, có thu phí. Cầu Phú Kiểng nối liền các thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 cùng với năm thôn khác của xã. Đây còn là lối đi tắt vào trung tâm TP Nha Trang của các xã lân cận.

Hơn 10 năm qua, cứ vào mùa mưa bão là ông chủ cây cầu và người dân Nha Trang lại lo lắng cho “tính mạng” của cây cầu Phú Kiểng trước nguy cơ bị gãy, sụp mặc dù trước mùa mưa chủ cầu đã móc hầu bao để gia cố cột chống, dây đai bảo hiểm hai bên thành cầu. Dù đã bị bứt dây, cuốn trôi nhiều lần nhưng nếu không có cây cầu này, người dân phía bên kia muốn đến UBND xã Vĩnh Ngọc phải đi đường vòng qua chợ Vĩnh Hải, ra đường 2 tháng 4, lên đường 23 tháng 10... rất xa.

Cây cầu gỗ ở Phú Yên tên gọi cầu Ông Cọp, bắc qua cửa sông Bình Bá (đổ ra cảng Tiên Châu). Nhìn từ xa, cây cầu trông mỏng manh, nhỏ bé giữa một vùng nước mênh mông thông ra khu vực đầm Ô Loan. Nhiều người tận dụng con đường tắt này để rút ngắn thời gian tiếp cận ghềnh Đá Dĩa (khoảng 8 km) nên cây cầu này được nhiều phượt thủ lựa chọn là điểm dừng chân lý tưởng. 

Cây cầu Phú Kiểng bằng gỗ ở Nha Trang. Ảnh: CÔNG THI

Mặc dù nhìn đơn giản vậy nhưng cây cầu phục vụ đi lại cho hàng ngàn người trong khu vực. Ảnh: CÔNG THI

Cây cầu gỗ ở Phú Yên là "anh em sinh đôi" với cầu Phú Kiểng. Ảnh: CÔNG THI

Cây cầu gỗ nối liền các thôn phía Bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu (Phú Yên). Ảnh: CÔNG THI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm