Nhà văn Nguyễn Khắc Phục qua đời

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục qua đời vì ung thư phổi

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục (1947-2016)

Theo Zing: "Nhà văn Nguyễn Khắc Phục mắc căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mỗi năm ông phát bệnh vài lần, phải vào viện điều trị. Tháng 6-2015, ông phát hiện mắc ung thư phổi. Ban đầu bác sĩ tiên liệu bệnh tình của ông khó qua khỏi sáu tháng. Trong suốt thời gian điều trị, Nguyễn Khắc Phục tỏ ra an nhiên, kiên cường. Quãng thời gian khó khăn ấy, người vợ kém gần 30 tuổi của ông luôn bên cạnh song hành, chăm sóc. 

Nha van Nguyen Khac Phuc qua doi hinh anh 1
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục và gia đình, khi ông đang điều trị ung thư phổi. Ảnh:Hiền Đỗ

Khi biết mình mắc nan y, Nguyễn Khắc Phục đã chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Ông cho in cuốn tiểu thuyết tâm huyết Hỗn độn. Gia tài tác phẩm đồ sộ được ông sắp xếp gọn gàng, chia file để lưu giữ. Tâm nguyện của ông là in lại các tác phẩm của mình thành bộ Nguyễn Khắc Phục để lại"

Theo TTO: "Đạo diễn Tô Hoàng - người theo dõi sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Phục từ thời chiến  tranh, từng dành cho Nguyễn Khắc Phục những nhận xét trân trọng:

“Phục nhanh chóng gia nhập hàng ngũ cùng những Thi Hoàng, Hoàng Hưng, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt… Rồi Phục lên đường vào Chiến trường Khu V để không bao lâu sau có ngay trường ca Ăn cốm giữa sân, kịch Vườn thầy Năm.

Vào năm 1977, 1978 anh có kịch bản văn học Thành phố không bị chiếm (Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới - Hội Nhà văn in vở kịch này thành sách), đạo diễn Phạm Kỳ Nam dựng thành một bộ phim truyện nhựa dài chín cuốn với tên mới Tự thú trước bình minh”.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục qua đời ảnh 3

Những ngày mang căn bệnh ung thư phổi ông vẫn lạc quan viết văn trên giường bệnh. Đây là hình ảnh mới nhất ông đang điều trị căn bệnh ung thư phổi tại Quân y 103 Hà Nội.

Ông Tô Hoàng cũng nhớ lại giai đoạn sau khi học ở Nga về, Nguyễn Khắc Phục lần lượt cho ra đời bộ ba tiểu thuyết Học phí trả bằng máu, Đầu sóng, Thành phố đứng trước biển và hàng chục vở kịch sân khấu… từng thu hút công chúng rất sôi nổi lúc bấy giờ.

Cho đến cuối đời, thống kê chưa đầy đủ cho thấy Nguyễn Khắc Phục đã viết 12 cuốn tiểu thuyết, 12 kịch bản phim, 70 kịch bản sân khấu được các nhà hát dàn dựng, công diễn".

Nguyễn Khắc Phục, Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, ung thư gan

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục

Sinh năm 1947, nhà văn Nguyễn Khắc Phục vốn nổi tiếng về viết khỏe. Ông đã viết 13 cuốn tiểu thuyết, 12 kịch bản phim, 70 kịch bản sân khấu, vài chục kịch bản lễ hội, trong đó có các kịch bản chính cho Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là đêm bế mạc Thành phố Rồng bay 10-10 trên sân vận động Mỹ Đình. Sau Đại lễ, ông tiếp tục viết các kịch bản lễ hội văn hóa quan trọng nhất của đất nước… Ông được mệnh danh là “vua kịch bản lễ hội văn hóa” tầm cỡ quốc gia. Nhà văn Tô Hoàng từng viết bài ngợi ca Nguyễn Khắc Phục và gọi anh là nhà văn Number one.

Ngay từ khi mới là sinh viên của trường Trường Trung cấp Hàng hải, Nguyễn Khắc Phục nổi danh là người viết truyện ngắn hay (như Hoa cúc biển, Ngã ba vô tình) và kịch bản sân khấu Người từ giã cuối cùng. Kịch bản này sau đó được đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể thành kịch bản phim đầu tay Những ngôi sao biển.

Sau khi chuyển về xưởng phim truyện Việt Nam, Nguyễn Khắc Phục đã có nhiều kịch bản phim nhựa nổi tiếng như Chiến trường chia nửa vầng trăng, Sơn ca trong thành phố, Tự thú trước bình minh, Nhiệm vụ hoa hồng, Học trò thủy thần, Lạc cầm thứ mười ba và đặc biệt là phim Bọn trẻ được trao giải thưởng huy chương vàng cho kịch bản văn học trong liên hoan phim quốc tế Á-Phi năm 1994 (Theo Vietnamnet). 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm