Cách sử dụng 'dế yêu' an toàn với sức khỏe

1. Không sử dụng điện thoại trong lúc ăn

Sử dụng điện thoại trong lúc ăn, vô tình sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Ngoài ra, nên hạn chế số người cầm vào "dế" xinh của bạn để tránh nguy cơ phát tán vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe.

Bạn nên vệ sinh định kỳ 1 tuần/lần cho chiếc điện thoại của mình bằng cồn và rửa tay sau khi sử dụng để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

GTY-man-eating-breakfast-using-3421-3661

2. Không đặt điện thoại cạnh gối khi ngủ

Khoảng cách giữa điện thoại và cơ thể quyết định mức độ bức xạ sóng bị hấp thụ vào cơ thể. Nếu bạn có thói quen để di động ngay trên đầu, mức ảnh hưởng của sóng điện thoại sẽ rất lớn, khiến bạn cảm thấy khó ngủ hoặc đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.

3. Tránh để điện thoại trước ngực hoặc trong túi quần

Khi di động được tiếp xúc thường xuyên và ở cự ly gần sát ngực và hông, các bức xạ sẽ ảnh hưởng không tốt cho tim và cơ quan sinh sản, đặc biệt là nam giới. Thay vì mang nó trực tiếp trên người, bạn có thể bỏ di động trong túi nhỏ và xách theo là được. 

tai-hai-cua-dien-thoai-di-dong-7850-5794

4. Không sử dụng điện thoại khi đang sạc pin hoặc pin yếu

Khi đang sạc pin, điện áp cao gấp nhiều lần so với thông thường nên có thể làm tổn hại, thậm chí cháy các linh kiện nhỏ trong máy. Hơn thế, mức độ bức xạ trong quá trình sạc pin lớn hơn 10 lần so với thông thường, vô cùng có hại cho sức khỏe.

Khi pin yếu cũng vậy, mức bức xạ cao gấp nhiều lần so với thông thường, nên cần tránh sử dụng điện thoại trong lúc này.

5. Nên chờ tín hiệu kết nối rồi mới nghe điện thoại 

Không ít bạn có thói quen để điện thoại sát tai ngay khi vừa mới bấm số mà chưa xác định đã có tín hiệu kết nối hay chưa. Cách làm này cũng khiến bức xạ điện thoại tăng và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của bạn.

Half-of-American-Smartphone-Ow-2825-2462

Để đảm bảo chắc chắn tín hiệu kết nối, bạn có thể bật loa ngoài hoặc trực tiếp nhìn vào màn hình di động để theo dõi. Bạn chỉ nên nghe điện thoại khi đã chắc chắn di động được kết nối với đầu bên kia.

6. Không nên tám chuyện qua điện thoại bằng một tai

Nghe điện thoại bằng một tai trong thời gian dài và liên tục sẽ khiến não bộ chịu ảnh hưởng lớn từ các tia bức xạ sóng điện thoại. Bạn nên thường xuyên đổi bên tai khi thực hiện các cuộc thoại dài. Đeo tai nghe hoặc sử dụng điện thoại cố định cũng là một trong những giải pháp giúp bạn tránh được ảnh hưởng xấu của các bức xạ.


theo  Mr.Bull (QL/VNE)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm