Ốm nhách ốm nhom thì khó hoàn thành công việc

Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đưa ra tại hội nghị “Triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2017-2010 của TP.HCM” được tổ chức sáng 12-8.

Theo bà Thu, thống kê cho thấy suy dinh dưỡng bệnh viện tại TP.HCM chiếm tỉ lệ 20%-40%. Đây là mức khá cao so với các tỉnh, TP khác. Nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cho hoạt động dinh dưỡng tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng so với nhu cầu.

BS Đỗ Thị Ngọc Diệp (thứ ba từ trái qua), Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đang hướng dẫn cách sử dụng thực phẩm thích hợp. Ảnh: HỮU TRẦN

“Để dân TP.HCM không rơi vào thực trạng thiếu hụt dinh dưỡng, Sở Y tế TP cần phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND TP ban hành chính sách, đầu tư cho lĩnh vực dinh dưỡng tại TP.HCM. Cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông và cung cấp kiến thức dinh dưỡng hợp lý, tập trung đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, đầu tư nguồn lực cho hoạt động tuyên truyền. Đồng thời tăng cường đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dinh dưỡng. Trong đó, tập trung lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện” -bà Thu chỉ đạo.

BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết khảo sát mới nhất ghi nhận tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới năm tuổi tại TP.HCM ở thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 4,1%, 6,4% và 2,1%. Trong khi cả nước lần lượt là 14,1%, 24,6% và 7,8%. “Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh tiểu học là 2,3%, trung học cơ sở là 3,8% và trung học phổ thông là 7,8%” - BS Diệp cho biết thêm.

Cũng trong hội nghị, PV Trần Ngọc của báo Pháp Luật TP.HCM được UBND TP tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tham gia thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng tại TP giai đoạn 2011-2015.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm