Suy nhược thần kinh: Bệnh không giải thích được

PGS-TS-BS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, cho biết như trên tại Hội thảo khoa học cập nhật chẩn đoán và xử trí suy nhược thần kinh do Hội Thần kinh học TP.HCM tổ chức ngày 10-5.

Theo PGS Nhị, bệnh không giải thích được là bệnh gián tiếp, vô ý thức và biểu hiện không chủ ý (bác sĩ diễn tả sao bệnh nhân cũng nói đúng) nên gọi bệnh suy nhược thần kinh. Suy nhược thần kinh là bệnh nhưng y học hiện đại không thể giải thích được bệnh chỗ nào và làm thế nào giải thích được bệnh này. Vậy bác sĩ dựa vào bằng chứng nào để giải thích được bệnh này?

 “Kinh nghiệm cho thấy bệnh này về thực thể không có bệnh. Nhiều Việt kiều qua Mỹ khám, bác sĩ cho rằng bệnh nhân giả vờ vì khai lung tung và họ không hiểu gì cả. Họ cho điện tim và làm đủ thứ vẫn không xác định được bệnh nên không chữa và bệnh nhân mang bệnh này rất dài. Còn ở Việt Nam, các bác sĩ tâm thần, tâm lý, thần kinh, y học cổ truyền diễn tả ra được” - PGS Nhị cho biết thêm.

 

Căng thẳng cường độ cao cũng ảnh hưởng nhất định đến bệnh suy nhược thần kinh. Ảnh: HTD

Theo PGS Nhị, đây là bệnh không giả vờ, bệnh nhân không tự ý tạo ra bệnh. Đây là bệnh “nắng không ưa mưa không chịu” - nắng mưa gì cũng đau đầu; “bệnh ăn thì nhiều, nói lắm” mà làm không được, làm cái gì cũng không thành công. Trước đây, nhiều người phải cạo trọc đầu, bị xã hội cô lập.

Mặc dù bệnh không thuộc cơ quan nào trong cơ thể nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, suy giảm hành vi, chức năng xã hội, tâm thần, hoạt động thể chất mệt mỏi, nằm trên giường nhiều và ngày càng trầm trọng. Y học tâm lý xã hội cho rằng đây là trạng thái căng thẳng về tâm lý, tạo nên bức xúc và đòi hỏi sự phản ứng thích nghi cơ thể được bộc lộ dưới dạng bệnh hữu cơ.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh đến nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên bệnh giống hầu như gần hết các rối loạn. Các yếu tố di truyền, nghề nghiệp (căng thẳng, cường độ cao cũng ảnh hưởng nhất định). Những người dễ xảy ra suy nhược thần kinh có độ tuổi 20-55 tuổi. Quan hệ tình dục không hòa hợp giữa vợ chồng cũng có thể gây nên bệnh.

Về điều trị, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cần đi khám để bác sĩ chẩn bệnh. Bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ để điều trị tâm lý, thư giãn, luyện tập cơ thể, dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các loại thuốc an thần và thuốc y học cổ truyền.

DUY TÍNH

Qua nghiên cứu cho thấy các triệu chứng cơ thể biểu hiện suy nhược thần kinh như sau: Yếu mệt (hơn 83%), tiếp theo là choáng váng, đau đầu, đau lưng, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt… Về triệu chứng lâm sàng thường thấy là bệnh nhân khó tập trung, ngủ không yên, đau nhức nhiều nơi, xỉu…

“Khi cơ thể và tâm trí bạn đang ở trong trạng thái liên tục căng thẳng, cuối cùng bạn không thể theo kịp và sau đó sẽ trở nên kiệt sức. Khi bạn đang căng thẳng, lo lắng, cơ thể của bạn tạo ra adrenaline dư thừa, nếu trạng thái này liên tục bạn sẽ suy kiệt…” - PGS Nhị cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm