Xử trí người bị ngộ độc thuốc ngủ

Tuy nhiên đa số các loại thuốc ngủ đều có thể gây hại cho cơ thể thậm chí tử vong nếu lạm dụng hoặc quá liều.

Triệu chứng của người bị ngộ độc thuốc ngủ

Nếu bị ngộ độc nhẹ thì vẫn ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi bị cấu vào da hay châm kim... các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường.

Còn người bị ngộ độc nặng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân, cơ mất.

Trong hơi thở của nạn nhân bị ngộ độc có thể có mùi thuốc. Nạn nhân khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, có khi thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường (người lớn bình thường thở từ 16-18 lần/phút). Nhịp tim đập nhanh, có khi đập chậm. Tim đập không đều, ngắt quãng.

Ngoài ra còn bị nôn mửa, có thể nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy. Có thể bí tiểu, nước tiểu màu đỏ hồng (ra máu) hoặc đen, xanh, vàng tùy loại thuốc. Nếu bị nặng, nạn nhân có thể bị vô niệu (không tiểu được), mờ mắt, ù tai, đồng tử ở mắt có thể giãn to hoặc co lại nhỏ hơn bình thường, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi…

Cách xử trí

Thực hiện các thao tác để loại bỏ chất độc trong cơ thể người bị nạn bằng cách gây nôn bằng cách móc họng, đè gốc lưỡi người bị nạn để kích thích gây nôn. Hoặc hòa nước muối thật đậm đặc cho uống để gây phản xạ nôn.

Hãy tìm cách luôn luôn giữ cho đường thở lưu thông, thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm dãi dễ chảy ra... Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi cần.

Nếu trong nhà có siro Ipeca, thì cho nạn nhân uống 30ml, sau đó cho uống khoảng 300ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này).

Nếu không có thể cho nạn nhân dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang. Sau đó cần nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để được xử trí thích hợp và kịp thời.

Khi phát hiện người bị ngộ độc thuốc ngủ đã bị ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.

Chú ý: Chỉ xử trí gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh. Khi người bị nạn đã nôn ra thì nên giữ lại chất nôn, mang đến bệnh viện xác định chất gây ngộ độc để điều trị bằng chất giải độc phù hợp.

Khi nạn nhân bị hôn mê, cần đặt ở tư thế nằm đầu thấp và nghiêng một bên để tránh tình trạng hít sặc các chất nôn. Không được gây nôn trong trường hợp có co giật, người suy tim nặng, phụ nữ mang thai quá to.

Bác sĩ Hồng Hạnh

Theo suckhoedoisong

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm