Tất bật 'trang điểm' cho heo đón Tết

Mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm, nghề làm heo đất ở Bình Dương vẫn tồn tại, lưu giữ được giá trị truyền thống, giá trị văn hóa tinh thần riêng của nó.

Nghề làm heo đất xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ. Trước đây ở Bình Dương có nhiều làng nghề làm heo đất với vài trăm hộ, nhưng đến nay chỉ còn vài chục hộ gắn bó với nghề. Những hộ này tập trung ở phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An), xã Tân Vĩnh Hiệp và thị trấn Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên).

Công đoạn đầu tiên để làm được chú heo đất là nhào đất làm hồ

Để có một chú heo hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn. Khâu đầu tiên là tạo hình thành khuôn. Đất sét được đổ vào bồn, hòa vào nước và keo để nhào nặn cho dẻo và có độ gắn kết, sau đó trộn đều. Đất sét sau khi được trộn sẽ đổ vào khuôn. Để heo được đẹp, các nghệ nhân sẽ cạo bỏ phần dư hoặc bị lỗi trước khi cho vào lò nung. Sau khi ra khỏi lò nung các chú heo sẽ được các nghệ nhân “trang điểm” trước khi đưa ra thị trường.

Người thợ đổ hồ được nhào từ đất vào các khuôn tạo hình sẵn

Sau hơn 8 giờ đồng hồ, những chú heo đất sẽ được lấy sẽ khỏi khuôn đúc, cạo đi những phần dư thừa để chú heo được sạch sẽ .

Những chú heo đất  sẽ được phơi nắng vài tiếng đồng hồ sau đó cho vào lò nung.

Trải qua khoảng 12 giờ nung trong lò, gần 2000 chú heo sẽ  được xuất xưởng  để tiếp tục công đoạn trang trí.

Công đoạn trang trí đều phải thực hiện bằng tay nên đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ và phải có một chút thẩm mỹ thì những chú heo mơi có hồn.

Những chú heo đất với hàng chục mẫu mã đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người dân

Một ngày mỗi cơ sở trang trí heo đất xuất xưởng khoảng gần 1.500 chú heo  ra thị trường

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm