Mua bán xe không chính chủ và trách nhiệm của người thứ ba

Hỏi:

Cách đây hơn một tháng em có mua chiếc xe Exciter đời 2009 biển HN tại Thái Bình. Do xe không chính chủ và em cũng chưa có điều kiện đi sang tên đổi chủ. Nên khi mua xe em đã yêu cầu bên bán viết tay giấy mua bán. Khai rõ lý lịch xe và bên bán sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm nếu xe không hợp pháp.

Giấy mua bán được xã nơi e ở đóng dấu và ký của chủ tịch xã. Bên cạnh đó phôtô CMND người bán giao cho em.

Nay, em sinh sống tại Quảng Ninh. Và bị công an tại đây bắt xe do lỗi không có kính chiếu hậu. Em xuất trình giấy tờ xe thì bị giữ xe vì nghi ngờ giấy tờ giả. Hôm sau công an liên lạc với em và bảo đã xác minh là không có giấy tờ xe nào như vậy trên danh sách của cục giao thông. Hiện tại thì vẫn chưa có một biên bản nào ghi phạt hay giữ xe của em cả. Trong khi công an thì vẫn giữ xe của em.
Vậy em xin hỏi: Em có trách nhiệm gì khi đi xe đó. Có phải như vậy là sẽ bị tịch thu xe không. Em nên làm gì trong trường hợp này. Bởi em mới đi làm nên mua xe cũng là số tiền không ít với em.
Em xin chân thành cảm ơn!
 
Trả lời:
 
- Về việc giữ xe

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt có quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

“3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp." 


Theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì công an có quyền tạm giữ xe máy của bạn căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 75 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

" 1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của nghị định này:

 e) Khoản 3 Điều 17;
..." 


Như vậy, khi nghi ngờ giấy đăng ký xe của bạn là giả thì công an có quyền tạm giữ phương tiện của bạn để xác minh.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“ 9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

Như vậy, trong mọi trường hợp khi tạm giữ phương tiện thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải lập biên bản và nếu tạm giữ phương tiện mà không lập biên bản là trái quy định pháp luật. Bạn có thể khiếu nại tới cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện của bạn.

Về trách nhiệm của bạn
 
Theo quy định tại Điều 138 BLDS 2005:

“ 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của bộ luật này.

2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.

Trường hợp của bạn là mua bán xe máy, đây là động sản phải đăng ký quyền sở hữu vì vậy bạn buộc phải biết tài sản có hợp pháp hay không.
Việc bên bán giao xe cho bạn mà không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh quyền sở hữu của bên bán mà bạn vẫn chấp nhận việc giao dịch. Trường hợp này bạn không được coi là người thứ ba ngay tình khi xảy ra tranh chấp vì đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu  thì bắt buộc khi trở thành đối tượng của giao dịch dân sự phải thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ giấy tờ xe… mà bạn lại không có giấy tờ nào chứng minh quyền sở hữu thì sẽ không thực hiện được thủ tục này.

Do vậy, giao dịch mua bán giữa bạn và bên bán không có hiệu lực pháp luật và bị coi là vô hiệu. Khi có tranh chấp giữa chủ sở hữu xe và bên bán thì bạn phải trả lại xe cho chủ sở hữu và yêu cầu bên bán trả lại số tiền mà hai bên đã giao dịch.

Trân trọng!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.