Trách nhiệm bồi thường khi tai nạn giao thông dẫn tới chết người?

Hỏi:
Vào khoảng 4 giờ ngày 4-2-2016 em lái xe tải hạng 7 tấn có lưu thông trên quốc lộ 54 qua đoạn đường hẹp có rào chắn hai bên thì phát hiện xe tải ngược chiều chạy tốc độ cao. Đồng thời lúc đó có một xe bốn bánh (loại thay thế xe ba gác) di chuyển phía trước, em có thắng giảm tốc độ để nhường xe ngược chiều qua chỗ đường hẹp thì đồng thời đệm ga đi tiếp.
Khi liếc kính chiếu hậu bên trái thì thấy xe tải ngược chiều va chạm với một thanh niên. Trong lúc đó xe em điều khiển đã qua khỏi chỗ đường hẹp nên em không dừng lại và tiếp tục lưu thông bình thường đến ngày hôm sau thì nhận được điện thoại từ công an huyện Tam Bình gọi mời đến để phối hợp điều tra về việc tai nạn chết người.
Bên công an và nhân chứng họ cho là nạn nhân đã vượt bên trái xe em và chạm vào phía sau bên trái đuôi xe tải em và ngã ra nên xe ngược chiều đã va chạm dẫn đến tử vong. Vậy cho phép em hỏi quý luật sư là em phải làm như thế nào và phải chịu phần trách nhiệm như thế nào. Trường hợp này em hoàn toàn không nhìn thấy bên nạn nhân đã va chạm với xe tải của em. Xin chân thành cảm.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.


Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ cũng như chưa có kết luận cuối cùng từ phía cơ quan chức năng về việc xác định lỗi, mức độ lỗi cụ thể nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn về trách nhiệm bồi thường phải chịu được.

Tuy nhiên, dựa vào quy định của pháp luật dân sự thì khi xác định được lỗi thì áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong trường hợp này do tính mạng bị xâm phạm nên mọi thiệt hại liên quan sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự cụ thể: 

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm