Cuối năm 2018, các hãng xe máy tranh nhau triệu hồi

Những tháng cuối năm 2018, những lần triệu hồi các loại xe trở nên dồn dập. Không những ô tô, mà xe máy cũng liên tiếp dính lỗi. Trong đó, thị trường Việt Nam liên tiếp bị ảnh hưởng không hề nhẹ, các hãng "dắt" nhau đi triệu hồi.

Điển hình là những lần triệu hồi xe máy của hãng Honda, cụ thể là dòng xe Honda Lead. Theo Honda Việt Nam, Honda Lead tại thị trường Nhật Bản triệu hồi với số lượng là 37.050 xe. Nguyên nhân xuất phát từ quá trình sản xuất dây ga có điểm chưa phù hợp nên ống bọc cáp bên trong dây ga có thể bị hư hại. Nước có thể bị rò rỉ vào trong ống bọc cáp và đóng băng dưới điều kiện nhiệt độ cực thấp. Trong trường hợp xấu nhất, nước đóng băng sẽ làm cáp dây ga không di chuyển được, gây ra kẹt ga. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi nhiệt độ xuống cực thấp. Các dòng xe được sản xuất trong giai đoạn tháng 5-2013 đến 8-2017.

LEAD ở thị trường Nhật Bản và Việt Nam sử dụng cùng một loại dây ga. Tuy nhiên, hiện tượng dây ga bị hư hại chỉ xảy ra khi bị nước rò rỉ và đóng băng dưới nhiệt độ cực thấp. Vì vậy, hiện tượng lỗi này tại thị trường Việt Nam chưa phát hiện ra trường hợp nào.

Tuy nhiên, việc này vẫn dẫn tới người dân lo lắng vì thương hiệu của Honda.

Vào tháng 11-2018 vừa qua, Yamaha Motor Việt Nam cũng phải ra thông báo triệu hồi tổng số 1.361 xe phân khối lớn gồm hai mẫu sport và một mẫu naked-bike để xử lý hệ thống làm mát động cơ và cần chuyển số. Cụ thể, chiếc Yamaha R25 (YZF-R25) được sản xuất từ 7-7-2014 đến 24-11-2017; Yamaha R3 (YZF-R3) sản xuất từ ngày 4-6-2015 đến 10-6-2016 và Yamaha T-03 (MTN320-A) được sản xuất từ 20-2-2017 đến 24-11-2017. Tất cả dòng xe này đều được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan.

Yamaha R25 triệu hồi. Ảnh: Internet

Theo đó, hiện tượng rò rỉ nước làm mát có nguyên nhân được xác định là do điều kiện lưu hóa cao su chưa phù hợp dẫn đến cơ tính của vật liệu cao su không đạt theo tiêu chuẩn thiết kế. Sau thời gian sử dụng, một số trường hợp có thể gây nứt ống cao su dẫn nước làm mát và làm chảy. Trong đó, hiện tượng khó chuyển số được xác định là do công đoạn phun bi nhằm mục đích khử ứng xuất tập trung chưa đủ so với tiêu chuẩn thiết kế. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng làm lò xo bị nứt và sẽ dẫn đến tình trạng khó chuyển số, một số trường hợp không thể chuyển số do lò xo bị gãy.

Ấn tượng nhất, trong năm 2018 Kawasaki thông báo với ba lần triệu hồi. Với thời gian tháng 1, theo thông tin từ Kawasaki Thái Lan, nhà sản xuất của các mẫu Z900 bán tại Việt Nam, cho biết một lỗi liên quan đến gá giảm xóc sau không đảm bảo đúng quy cách có thể dẫn đến việc tổn hại vị trí trên khung xe này (sử dụng trên đường xấu nhiều có thể khiến lỗ gá giảm xóc bị toét rộng ra), tiềm ẩn nguy cơ gây nguy cơ gây hại cho người sử dụng.

Vào tháng 4, các xe Kawasaki ZX10R và ZX10RR nằm trong diện triệu hồi lần này được sản xuất từ năm 2016-2018, do Công ty TNHH xe máy TC và một số doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam. Theo đó, nguyên nhân được nhận biết do nhà sản xuất đã không tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định trong quá trình gia công chi tiết bánh răng hộp số khiến các chi tiết này không đủ độ cứng theo yêu cầu kỹ thuật.

ZX10RR triệu hồi vào tháng 4-2018 vừa qua. Ảnh: Internet

Và tháng 10 của năm, chiếc Z300 ABS để kiểm tra và thay thế móc kẹp giữ dây côn và thay bình xăng mới. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khi gia công chi tiết móc kẹp giữ dây côn, nhà sản xuất đã lắp đặt chi tiết móc kẹp giữ dây côn quá sát phần đáy bình xăng. Vì vậy, trong thời gian sử dụng có thể móc kẹp giữ dây côn chạm vào phần đáy bình xăng.

Hàng loạt những lần triệu hồi xảy ra khiến cho nhiều người tiêu dùng lo lắng về chất lượng của các dòng xe sau này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm