3 việc bạn thường hiểu sai ý sếp

 1. Cố giải thích lý do công việc không suôn sẻ

 Khi có sai sót, thay vì đứng lên nhận trách nhiệm bạn nghĩ mình phải giải thích cho sếp rõ lý do tại sao công việc lại không hoàn thành đúng thời hạn, hay lý giải việc chậm trễ là do một thành viên nào trong nhóm.

Bạn nên thừa nhận sai sót và đưa ra hướng khắc phục lần tiếp theo.

Nhưng sếp thì lại cho rằng đó đơn thuần chỉ là những lời ngụy biện, điều sếp quan tâm là công việc đã không được suôn sẽ và thực sự không muốn nghe thêm bất cứ lời giải thích nào.

Để gây ấn tượng với sếp trong trường hợp này, bạn nên thừa nhận sai sót và đưa ra hướng khắc phục lần tiếp theo.

2. Cung cấp thông tin liên tục.

Khi bạn đang theo đuổi một dự án cho công ty, bạn nghĩ rằng việc cập nhật thông tin liên tục cho sếp là điều vô cùng quan trọng, vậy là bạn cứ đều đặn gửi email, nhắn tin để báo cáo công việc mình làm được mỗi ngày cho sếp.

Với sếp thì việc nắm bắt thông tin của dự án là quan trọng, nhưng sếp không cần thiết phải biết tất cả những chi tiết nhỏ nhặt. Việc bạn liên tục “bắn tin” cho sếp chỉ khiến ông ấy mất tập trung và cảm thấy bị làm phiền mà thôi.

Cách tốt nhất là bạn vẫn báo cáo và hỏi ý kiến sếp nhưng phải vào một giờ giấc hợp lý trong tuần (trừ những trường hợp quá cấp bách). Mặc khác, đừng lúc nào cũng hỏi ý kiến sếp mà hãy tự thể hiện khả năng xoay sở công việc của mình.

3. Giả vờ tán thành ý kiến

Khi sếp phát biểu ý kiến, bạn cho rằng tốt nhất là cứ ngồi yên và chiều theo ý sếp.

 Mặc dù hầu hết các sếp đều khá tin tưởng vào ý kiến chủ quan của mình.Tuy nhiên, sếp cũng rất muốn nghe những ý kiến đóng góp của nhân viên, để có thêm nhiều giải pháp cũng như đưa ra sáng kiến trong những vấn đề quan trọng của công ty.

 Bạn nên đưa ra những ý kiến chủ quan của mình (Có thể trái ngược với ý của sếp), để sếp biết rằng bạn có tinh thần trách nhiệm với công việc chung và chủ động tích cực đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Tú Quyên (Daily muse)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm