5 cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường khi bị bệnh thận

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 3 người dân nước này thì có 2 người mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao do thói quen sinh hoạt xấu. Bệnh tiểu đường loại 2 là loại phổ biến nhất xuất hiện ở mọi người và mọi lứa tuổi. 

Theo Doctor NDTV, có một số yếu tố đóng góp vào sức khỏe tổng thể của một người. Di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 như các bệnh khác, nhưng nó có thể được quản lý hiệu quả bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống cần thiết và điều chỉnh bằng chế độ ăn uống hàng ngày.

Một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống có thể giúp bạn duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh. Ảnh: NHẬT LINH

Một chế độ ăn uống lành mạnh, một thói quen ngủ bình thường và một thói quen tập luyện sẽ giúp ngăn ngừa những tình trạng bệnh lý này.

Nếu không được kiểm soát và chăm sóc ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Thông thường, các bác sĩ sẽ đề xuất theo dõi thói quen hút thuốc và uống rượu. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống chứa các thành phần tự nhiên và hữu cơ sẽ giúp tiêu hóa và có tác động tích cực đến mức insulin của cơ thể.

Bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ của các bệnh về thận. Những người bị bệnh thận mãn tính cũng nên thực hiện những thay đổi lành mạnh trong chế độ ăn uống và lối sống để kiểm soát cả 2 bệnh này. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh dành cho người bị bệnh thận mãn tính.

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là phần quan trọng nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường. Tránh dầu, tinh bột trắng, carbs, đồ ăn vặt và bổ sung nhiều rau lá xanh, trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Tránh uống rượu và thuốc lá: Uống rượu vừa phải có thể giúp duy trì mức đường huyết mong muốn trong cơ thể nhưng uống quá nhiều hoặc hút thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ.

Hút thuốc thường xuyên có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH

Ăn ít muối: Giảm lượng natri trong bữa ăn hàng ngày giúp giảm đáng kể tình trạng tăng huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh về tim. Mặc dù việc loại bỏ muối khỏi chế độ ăn uống là không quan trọng nhưng bạn nên ăn với số lượng vừa phải. Quá nhiều muối cũng có hại cho thận của bạn.

Hoạt động thể chất: Tập thể dục có thể có tác dụng tích cực đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ đột quỵ tim, các vấn đề tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Thiền: Thiền giúp giảm mức độ căng thẳng, làm dịu tâm trí và cơ thể. Mức độ căng thẳng thấp hơn có tác động tích cực đến cả bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Bằng cách làm theo các bước đã đề cập ở trên cùng với hỗ trợ y tế, bạn có thể kiểm soát được cả hai bệnh lý này, theo Doctor NDTV.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.