Bạn đã cất trữ thực phẩm đúng cách trong mùa hè?

Mùa hè, thực phẩm thường ôi thiu hơn bao giờ hết, đặc biệt là thức ăn thừa. Do đó cần cất trữ thức ăn đúng cách sau bữa ăn để những vi khuẩn nguy hiểm mới không có cơ hội phát triển, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Dưới đây là những cách hâm nóng và cất thức ăn thừa an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho bạn.

1. Cơm

The Dailymail, việc hâm nóng lại cơm thậm chí không nguy hiểm bằng việc bảo quản cơm dư sau bữa ăn, sao cho đúng cách. Vì vi khuẩn Bacillus cereus có thể sống sót trong cơm ngay cả khi đã được nấu chín và để ở nhiệt độ phòng. 

Cơm nguội chỉ nên hâm nóng và dùng lại một lần. Ảnh: Internet

Do đó, cách tốt nhất để bảo quản cơm được an toàn là hãy để nguội trong thời gian không quá một giờ, sau đó cho vào tủ lạnh nhưng không nên để quá một ngày. Lưu ý cơm chỉ hâm nóng và dùng lại một lần.

2. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ có thể để trong tủ lạnh vài ngày và ăn nguội nhưng nếu bạn có ý định hâm nóng lại thì nên bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng một lúc trước khi nấu.

Đừng dùng lò vi sóng để hâm lại thịt bò hay thịt nướng bởi sẽ phá hủy các dinh dưỡng trong thịt. Cách tốt nhất là chiên mỗi mặt của thịt một cách nhanh trong khoảng 60 giây đủ để làm nóng thịt.

3. Thịt gà

Bạn chỉ cần đậy thịt gà và làm mát ở nhiệt độ phòng cho nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Chỉ ăn thịt gà thừa không quá ba ngày và tuyệt đối đừng hâm nóng thịt gà lại nhiều lần. Hãy đảm bảo rằng khi nấu hoặc hâm nóng lại, duy trì ở nhiệt độ 75 độ C khi nấu lại.

4. Khoai tây 

Tất cả khoai tây nấu chín đều trong tủ lạnh khoảng ba ngày. Khoai tây nướng nên được hâm nóng lại trong nồi thấp hoặc chảo chiên nhanh qua, không nên cho vào lò vi sóng vì chúng sẽ bị ướt.

5. Rau xanh

Những lời cảnh báo trước đây về việc không nên hâm nóng lại các loại rau lá đã được chứng minh rằng không đúng. Việc hâm nóng lại rau cũng an toàn như khi bạn ăn chúng lúc nguội.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần để nguội ở nhiệt độ phòng sau khi nấu và cất vào tủ lạnh, bạn có thể giữ trong ba ngày. Tuy nhiên nên kiểm tra kỹ lại rau lá trước khi có ý định nấu lại vì có thể sau một, hai ngày một số loại rau đã bị thiu hỏng.

6. Sữa 

Kem, sữa chua và kem xốp nếu để trong hộp thì bạn nên cất vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, nếu sử dụng không hết.

Nhưng nếu nó đã được bỏ ra ly hoặc bát thì bạn nên lấy màng bọc thực phẩm bọc kín lại trước khi cho vào tủ lạnh.

7. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp khá nguy hiểm bởi kim loại từ hộp có thể nhiễm vào thực phẩm chúng ta ăn. Vì thế bạn tuyệt đối không giữ nguyên thức ăn trong đồ hộp mà nên cho chúng riêng ra hộp đựng hay bát sau đó bọc lại và cất vào tủ lạnh. Tối đa cất trữ được ba ngày.

Cần thận trọng khi bảo quản thực phẩm đóng hộp. Ảnh: Internet

Ngoài ra khi hâm nóng lại thức ăn, bạn nên khuấy đều tay để đun nóng đều các phần, vì rất có thể dẫn đến việc phát triển vi khuẩn ở một số phần chưa được làm nóng đủ.

Nên nhớ để thức ăn nguội mới cất vào tủ lạnh nếu không thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của tủ, làm sản sinh vi khuẩn ngay bên trong tủ và lây nhiễm chéo qua các thực phẩm khác. Tuy nhiên, không để thức ăn ở bên ngoài quá hai tiếng đồng hồ, nếu không nó sẽ trở nên nguy hại cho sức khỏe. Và cũng đừng hâm nóng lại thức ăn quá hai lần. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm