Có an toàn không nếu dùng chai nhựa tái chế để đựng nước?

Hiện nay, các nguyên liệu thân thiện môi trường đang được sử dụng khá nhiều. Việc sử dụng chai nhựa tái chế cũng là một cách để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đã có không ít người tiêu dùng cũng đặt câu hỏi là dùng nhựa tái chế để làm chai đựng nước liệu có an toàn sức khỏe cho người sử dụng?

Giải đáp thắc mắc này của người tiêu dùng, công ty TNHH La Vie cho biết: công ty đã dùng chai được làm từ nhựa tái chế, sử dụng loại nguyên liệu này để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn cho bao bì. Sáng kiến được áp dụng ban đầu với sản phẩm nước khoáng thiên nhiên loại 700ml, chai 50% nhựa tái chế (rPET) và tiếp tục được mở rộng trong danh mục sản phẩm của công ty dựa trên nguồn cung nguyên liệu rPET của thị trường.

“Để tạo ra được nhựa rPET đòi hỏi một quy trình phân loại, thu gom và tái chế rất chặt chẽ. Trong đó, vỏ chai nhựa sau khi sử dụng phải được phân loại từ người tiêu dùng cho đến đơn vị thu gom & tái chế. Bởi vì, nếu sản phẩm đầu vào của quy trình tái chế (tức chai nhựa PET) bị nhiễm bẩn thì không thể tạo ra được loại nhựa rPET chất lượng cao dùng cho thực phẩm”- đại diện công ty cho biết.

Theo PGS. TS Phạm Thị Anh, viện trưởng viện nghiên cứu môi trường và giao thông, trường đại học giao thông vận tải TP.HCM: có bảy loại nhựa sử dụng phổ biến, khi sử dụng chúng ta nên chú ý để dùng một cách phù hợp. Trong đó, các loại đồ nhựa số 2, 4, 5 (thuộc nhóm poly-Ethylene (PE) và Polypropylene (PP) thường được coi là an toàn. Nhựa số 1 cũng được xem là an toàn nếu chỉ được sử dụng 1 lần.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.