Một số mẹo khắc phục sự cố khi làm bếp

1. Món ăn quá mặn

Có nhiều cách để khắc phục món ăn bị nêm nếm mặn. Ảnh: Internet

Nguyên nhân: Bạn sử dụng quá nhiều muối, không nếm món ăn khi nấu.

Cách khắc phục: Nếu món súp hoặc món hầm bị mặn, có thể cho thêm nước vào món ăn. Những thực phẩm có chứa acid như chanh, giấm… cũng sẽ giúp làm giảm bớt vị mặn. Để tránh trường hợp này, hãy nêm nếm món ăn trước khi cho muối vào, đặc biệt là khi sử dụng những nguyên liệu chứa nhiều muối như nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ô-liu, thịt heo muối xông khói…

2. Rau quá nhừ

Nguyên nhân: Bạn đã nấu quá chín

Cách khắc phục: Nếu lỡ nấu rau quá nhừ, và không ăn được chúng, bạn không còn cách nào khác là xay nhuyễn chúng và để dành cho món súp rau. Ngoài ra, cũng có thể cho rau nhừ vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món rau trộn đơn giản.

Nếu muốn rau không bị chín quá mức, bạn phải phân loại rau trước khi nấu vì mỗi loại rau có thời gian chín khác nhau. Những loại rau củ tương đối cứng sẽ cần thời gian nấu lâu hơn. Ngược lại, đa số các loại rau xanh sẽ chín rất nhanh. Do đó, nếu cho tất cả các loại rau vào nồi cùng lúc, chúng sẽ chín không đều. Đối với một số loại rau (như đậu Hà Lan), bạn nên chần sơ qua nước sôi rồi cho ngay vào tô nước đá lạnh, đợi đến khi nguội thì vớt ra để ráo nước. Đây là bí quyết giúp bạn giữ được màu sắc và hương vị của rau, đậu.

3. Cơm nhão

Ta có thể cho mẩu ruột bánh mì lên trên mặt cơm bị nhão để khắc phục tình trạng nhão. Ảnh: Internet

Nguyên nhân: Bạn cho quá nhiều nước

Cách khắc phục: Đa phần chị em đều cho rằng cơm cứng còn chữa được chứ cơm nhão thì rất khó. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp cho nồi cơm ấy ngon trở lại. Cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào.

4. Thức ăn bị nấu quá lửa hoặc cháy

Nguyên nhân: Nhiệt độ quá cao hoặc bạn đã nấu món ăn quá lâu

Cách khắc phục: Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt đậy lên chiếc nồi hoặc chảo có chứa phần thức ăn đã bị cháy đến khi chiếc khăn nguội hoàn toàn. Đây là bí quyết giúp lấy đi mùi khói và khét vương trên thức ăn.

Để tránh trường hợp thức ăn bị cháy, bạn nên tuân thủ 3 nguyên tắc sau khi nấu nướng: kiểm tra kỹ nhiệt độ và thời gian nấu, luôn trông chừng món ăn và lựa chọn những chiếc nồi hoặc chảo chuyên dụng có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp cho các món chiên, rán.

5. Món thịt ngoài chín trong sống

Nguyên nhân: Bạn chiên thịt quá nhanh hoặc ở nhiệt độ quá cao

Cách khắc phục: Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là đặt chúng trở lại chảo và nấu thêm cho đến khi thịt chín hoàn toàn. Để tránh gặp lại rắc rối này, bạn nên nấu thịt thật kỹ với nhiệt độ phù hợp để thịt chín từ trong ra ngoài. Đối với những miếng thịt được cắt lát dày, nên lật trở thường xuyên trong khi nấu, thịt sẽ chín đều cả hai mặt. Khi chiên bạn nên kiên nhẫn đợi đến khi bề mặt thịt se khô hoặc có màu vàng nâu rồi mới lật. Lúc lật thịt nên lật nhẹ nhàng các góc của miếng thịt. Để biết được thời gian miếng thịt bò đã được hay chưa hãy lắc chảo (đối với chảo chống dính), nếu miếng thịt trượt dễ dàng trên chảo nghĩa là đã lật thịt được rồi đó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm