Nguyên liệu của dụng cụ bếp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang được rất nhiều gia đình quan tâm đến. Để bảo vệ cho sức khỏe của gia đình ngoài việc chọn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì nguyên liệu chính để tạo nên dụng cụ bếp cũng đáng để chúng ta quan tâm.

Theo Healthline để lựa chọn được dụng cụ bếp phù hợp, chúng ta nên tự đặt ra bốn câu hỏi trước khi mua như: dụng cụ bếp này có dễ vệ sinh không? Nó có gây hại cho sức khỏe? Dụng cụ làm bếp này có bền không? Và những sản phẩm này có gây hại cho môi trường?

Ngoài những câu hỏi tự đặt ra trước khi mua dụng cụ làm bếp thì Healthline cũng cho biết lên tầm quan trọng của nguyên liệu chính để chế tạo các dụng cụ làm bếp cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Dụng cụ làm bằng nhôm

Nhôm là một kim loại khá nhẹ dẫn nhiệt nhanh. Kim loại này cũng đơn giản để vệ sinh và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng các dụng cụ bếp bằng nhôm lâu ngày, rất có thể kim loại nhôm sẽ đi theo thức ăn vào trong cơ thể. Hầu hết mọi người tiêu thụ 7 đến 9 miligam nhôm mỗi ngày. Trong những năm gần đây rất nhiều quan tâm đến thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ nấu nướng làm từ nhôm có thể  làm phát triển căn bệnh Alzheimer trong cơ thể.

Dụng cụ bếp làm bằng nhôm có trọng lượng nhẹ, dẫn nhiệt nhanh. Nhưng sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Internet

Dụng cụ bếp bằng thép không gỉ

Thép không gỉ là một hợp kim gồm các thành phần chính như sắt, crôm và niken. Với độ bền vượt trội vì nó chống gỉ và ăn mòn, cho nên thép không gỉ là nguyên liệu ly tưởng để chế tạo các dụng cụ làm bếp. Thép không gỉ có xu hướng phân phối nhiệt đều trên bề mặt. Vì thế đối với những người yêu thích những món ăn được chế biến theo cách nướng thì nên lựa chọn những sản phẩm như vỉ nướng, tấm phẳng nướng được chế tạo từ thép không gỉ. Hợp kim này cũng dễ dàng vệ sinh, chúng ta nên lưu ý ngâm nước sau khi sử dụng.

Dụng cụ bếp làm từ gốm:

Hầu hết các dụng cụ nấu bằng gốm ngày nay không phải làm hoàn toàn từ gốm nguyên chất. Nồi và chảo gốm thường được được làm bằng kim loại và phủ một vật liệu không dính bên trong, chỉ có phần đế được làm bằng gốm. Dụng cụ bếp làm bằng gốm dù không gây ảnh hưởng cho sức khỏe, không gây hại cho môi trường nhưng nó vẫn lại gây ra nhiều phiền phức khi sử dụng. Bởi gốm dễ vỡ nên các bà nội trợ nên cẩn trọng khi sử dụng bên cạnh đó gốm cũng không dẫn nhiệt tốt như các loại nguyên liệu khác.

Dụng cụ bếp bằng gốm ít được ưa chuộng vì tính dẫn nhiệt không cao cùng với đó là dễ hư hại khi va chạm. Ảnh: Internet

Đồ nấu nướng làm bằng gang

Dụng cụ bếp bằng gang rất được nhiều đầu bếp yêu thích, bởi thức ăn được nấu từ nồi, chảo gang rất ít khi bám vào kim loại này. Ngoài ra nếu thức ăn được nấu bằng dụng cụ bếp làm bằng gang sẽ mang đến mùi vị riêng biệt cho món ăn. Tuy nhiên, hai nhược điểm lớn khiến dụng cụ bếp làm bằng gang khó tiếp cận được với nhiều gia đình là do giá thành đắt đỏ và rất khó để vệ sinh.

Dụng cụ bếp làm từ gang được nhiều đầu bếp ưa chuộng nhưng nhược điểm lớn của loại này là giá thành cao và khó vệ sinh. Ảnh: Internet

Dụng cụ nấu ăn bằng đồng

Dụng cụ nấu bằng đồng có ưu điểm là dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên, nguyên liệu đồng lại không an toàn sức khỏe nếu chúng ta sử dụng lâu dài. Thông thường bề mặt tiếp xúc với thực phẩm của các dụng cụ bếp làm bằng đồng được phủ một lớp kim loại mỏng là thiếc và niken. Đây là hai kim loại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nếu đi vào cơ thể.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.