Thức ăn quá 'đậm đà' liệu có tốt?

Khi nấu ăn, đôi lúc có nhiều người vô tình làm món ăn của mình quá mặn hoặc quá ngọt. Nhiều người thường “chữa cháy” những sự cố này bằng một số cách. Điển hình, nếu món ăn quá mặn, một số người cho thêm một số gia vị khác vào, trường hợp nếu món ăn quá ngọt thì nhiều người lại cho thêm muối để cân bằng khẩu vị.

Không nên nêm lượng gia vị quá nhiều trong cùng một món ăn. Ảnh: Internet

Một số trường hợp khác lại nghĩ là cho nhiều gia vị vào một món ăn thì món ăn sẽ trở nên đậm đà hơn, món ăn sẽ trở nên ngon hơn. Tuy nhiên, cách suy nghĩ hoàn toàn không tốt với sức khỏe người dùng.

Theo TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, việc làm giảm độ mặn hoặc độ ngọt nếu lỡ tay nêm một loại gia vị nào đó quá nhiều bằng một loại gia vị khác, ví dụ như nếu lỡ tay nêm quá ngọt thì người dùng cho vào món ăn thêm chút muối là không nên. Hoặc trường hợp cho lượng gia vị quá nhiều trong cùng một món ăn cũng sẽ không tốt đối với sức khỏe. Lượng đường và lượng muối hằng ngày của mỗi người không nên quá nhiều. Điển hình, theo khuyến cáo, một người lớn trong một ngày chỉ nên ăn khoảng 6 g muối ăn. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều muối sẽ có nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, hại thận và ảnh hưởng đến tim mạch. Chính vì thế khi nêm nếm, chúng ta nên chú ý liều lượng gia vị sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.