Thực phẩm nào dễ tạo cảm giác lo lắng nên hạn chế sử dụng?

Theo tờ Health & Human Research, Viện Y tế Quốc gia Mỹ ước tính rằng 18% người Mỹ luôn có cảm giác bị lo lắng. Sự lo lắng này đến từ nhiều yếu tố và có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên Health & Human Research cho hay không phải ai cũng biết sự lo lắng đôi khi còn do thực phẩm ăn uống hằng ngày tạo ra.

Tờ này đã chỉ ra một số loại thực phẩm gây cảm giác lo âu, bồn chồn mà người tiêu dùng nên hạn chế tiêu thụ.

Caffeine: Caffeine có thể khiến người dùng cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng nhưng nó cũng có thể dẫn đến cảm giác lo lắng. Bởi caffeine làm suy giảm serotonin trong não và điều này tạo ra cảm giác chán nản và cáu kỉnh. Thứ hai, caffeine khiến người dùng đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây mất nước, dẫn đến trầm cảm. Thứ ba, caffeine có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ và gây ra căng thẳng.

Caffeine gây lo âu, mất ngủ. Ảnh: Internet

Vì thế hãy tránh tiêu thụ cà phê, trà đặc, hay thậm chí là lượng lớn nước socola nóng để có được giấc ngủ tốt hơn và tinh thần thoải mái hơn.

Đường: Đường gây lo lắng vì nó làm tăng lượng đường trong máu. Lúc này cơ thể bạn sẽ tăng sản xuất insulin và điều đó khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.

Health & Human Research cho rằng nước ép trái cây đóng hộp sẵn cũng không tốt hơn nước ngọt có ga, bởi chúng đều chứa một hàm lượng đường lớn. Hay việc bạn tiêu thụ kẹo, bánh ngọt và các món ăn nhiều đường khác có thể tạo cảm giác ngon miệng ngay khi ăn chúng, nhưng sau đó vẫn là sự thèm thuồng và cảm thấy lo lắng, vì vậy, hãy cố gắng tránh sử dụng đường.

"Đường làm tăng mức cortisol và adrenaline trong cơ thể. Cortisol có liên quan đến việc gây phản ứng căng thẳng và adrenaline tạo cảm thấy bồn chồn. Những điều này góp phần vào cảm giác lo lắng" - tờ này thông tin.

Đồ uống có cồn: Rượu, bia hay các thức uống có cồn khác là thức uống được nhiều tổ chức y tế khuyến cáo vì những tác động xấu đến sức khỏe. Chúng cũng là thức uống khiến bạn bị tăng cảm giác lo âu, sợ hãi.

Rượu bia là thức uống làm gia tăng sự lo âu và trầm cảm. Ảnh: Internet

Health & Human Research cho rằng các bác sĩ của Mỹ chỉ ra rượu được coi là chất gây căn bệnh trầm cảm và kéo dài sự lo âu. Nó có thể khiến người dùng cảm thấy hưng phấn tạm thời nhưng rượu, bia nói chung lại gây mất ngủ. Cho dù dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhưng khi cồn biến mất, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm sút và các cơn đau đầu sẽ ập đến. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn còn gây mất nước và điều đó có thể dẫn đến trầm cảm. 

Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến thực sự có liên quan đến bệnh trầm cảm bởi vì, chất béo trans sẽ tạo ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. Chất béo chuyển hóa có thể dễ dàng tìm thấy trong đồ nướng, đồ ăn nhẹ, thực phẩm chiên, kem không sữa và bơ thực vật.

Nếu là sữa, thì bạn hãy cố gắng sử dụng sữa ít chất béo vì chúng có chất béo chuyển hóa tự nhiên, thay vì sữa có chất béo đầy đủ. 

Nước tăng lực: Health & Human Research cho rằng nước tăng lực là một trong những thức uống gây nên sự lo âu bồn chồn bởi hàm lượng đường nhân tạo, hóa chất và caffeine khá cao. Thực tế cho thấy trong nước tăng lực có chứa một lượng caffeine khá lớn (khoảng 200 mg/lon), có thể tăng cường năng lượng tức thời, giúp tinh thần tỉnh táo, hưng phấn và bớt mệt mỏi.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết tiêu thụ nhiều chất caffeine chính là lý do gây nên những hệ lụy xấu với hệ thần kinh, gây bất ổn về tâm lý, mất ngủ, tăng huyết áp khiến cho nhịp tim thất thường hoặc gặp phải những rắc rối về dạ dày. Hơn nữa, caffeine cũng như cồn có vai trò như một chất lợi tiểu khiến cho thận bài tiết nhiều hơn và tăng nguy cơ mất nước, rất nguy hiểm. Ngoài ra, caffeine cũng còn là chất gây nghiện nếu sử dụng nhiều.

Trên đây là một số thực phẩm làm gia tăng cảm giác lo âu, bồn chồn của cơ thể, để giảm cảm giác này, hãy cố gắng hạn chế tiêu thụ chúng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm