Xử nặng nếu quảng cáo ‘lố’ công dụng của thực phẩm chức năng

Mặc dù cơ quan chức năng đã có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong việc quảng cáo “quá lố” công dụng của TPCN, nhưng tình trạng này vẫn xảy ra không ít.

Hiện nay có nhiều nơi quá cáo "quá lố" công dụng của TPCN. Ảnh minh họa

Trên một số trang mạng, nhiều người đã quảng cáo công dụng của TPCN như thuốc chữa bệnh, quảng cáo sản phẩm như “thần dược” làm người tiêu dùng khó biết được công dụng thực sự của những sản phẩm này.

Việc quảng cáo quá lố tác dụng của những sản phẩm trên đã mang lại không ít tác hại cho người sử dụng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người bệnh đã quá tin tưởng vào TPCN mà bỏ qua cả thuốc chữa bệnh. Do đó, bệnh không thuyên giảm mà có còn có thể nặng hơn.

TNCN không phải là thuốc chữa bệnh, vì thế người sử dụng TPCN nên dùng đúng cách. Đồng thời người dùng nên tỉnh táo, không nên quá tin vào những lời quảng cáo.

Chia sẻ về vấn đề này trên báo chí, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết trình trạng quảng cáo các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên Facebook diễn ra rất tràn lan, rất nhiều trường hợp quảng cáo sản phẩm TPCN nhưng lại khẳng định có thể trị bệnh, “dùng một liều là khỏi”,… Vì vậy, những lời quảng cáo này lừa dối người tiêu dùng. Đây là nỗi bức xúc cơ quan quản lý và của rất nhiều người tiêu dùng.

Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi thì mức phạt đối với hành vi quảng cáo TPCN như sau:  

Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo TPCN và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng, gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo TPCN trên báo nói, báo hình.

Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tác dụng chính và phụ đối với TPCN; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo TPCN dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin; buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.