Đào tạo nhân lực, doanh nghiệp đừng sợ lỗ!

Tương ứng, các doanh nghiệp đều mong muốn có người làm việc gắn bó với mình, tận tâm công việc với tinh thần kỷ luật và năng suất lao động hiệu quả. Điều này rất dễ nhìn thấy ở các doanh nghiệp đã có thương hiệu, phát triển liên tục và lâu dài.

Tuy nhiên, có một tình trạng không hay vẫn tồn tại trong nhiều năm qua, đó là doanh nghiệp không muốn tạo điều kiện cho công nhân đi học nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều này rất dễ nhìn thấy ở những doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh; bình quân tiền lương trả cho công nhân chỉ ở mức trung bình hoặc thấp hơn nhu cầu đời sống xã hội. Về phía người lao động, một số người chưa có ý thức gắn bó với doanh nghiệp, khi giỏi hơn đã vội vàng tìm nơi khác có thu nhập tốt hơn. Lại có những người tuy muốn gắn bó nhưng do sự phát triển của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tiền lương không theo kịp với giá cả chi tiêu của xã hội nên đành phải chia tay doanh nghiệp. Trong khi đó có nhiều doanh nghiệp mới thành lập vì muốn thu hút lao động giỏi, người có kinh nghiệm đã đưa ra mức lương cao mà không muốn có quá trình đào tạo công nhân, nhân viên.

Đào tạo nhân lực, doanh nghiệp đừng sợ lỗ! ảnh 1

Người lao động sẽ gắn bó lâu dài khi doanh nghiệp luôn chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của công ty. Trong ảnh: Tuyển dụng lao động tại hội chợ việc làm. Ảnh: HTD

Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến bối cảnh chung về trách nhiệm đào tạo nhân lực của doanh nghiệp, không đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của công nhân là luôn muốn học tập, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp.

Theo Bộ luật Lao động, “doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động” (Điều 23 Chương III). Luật Dạy nghề cũng quy định: “Người tốt nghiệp các khóa học nghề do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí dạy nghề phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề, trường hợp không thực hiện đúng cam kết phải bồi hoàn học bổng, chi phí dạy nghề” (Điều 64 Chương VI).

Như vậy trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động đã được pháp luật hóa. Vấn đề là phải cụ thể hóa chính sách, chiến lược sử dụng nhân lực của mỗi doanh nghiệp như thế nào? Phải làm sao để tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và công nhân, nhân viên?...

Thực tế đã minh chứng những doanh nghiệp có chiến lược, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, biết tạo điều kiện cho công nhân, nhân viên học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp thì dù có thể gặp phải thiệt thòi, mất đi lượng người đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng nhìn chung tổng nguồn lực của doanh nghiệp đó vẫn tăng mạnh về tri thức, kỹ thuật. Đặc biệt, doanh nghiệp đó còn tạo sự tin tưởng, yên tâm cho người lao động gắn bó làm việc với năng suất lao động hiệu quả, tạo thương hiệu uy tín về sử dụng nhân lực, giải quyết được căn cơ bài toán khát nhân lực đang làm đau đầu nhiều chủ doanh nghiệp.

TRẦN ANH TUẤN (Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm