Lấn chiếm vỉa hè và các mức phạt

Những hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè bị xem là vi phạm hành chính theo Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Chiếm lòng đường, hè phố: Phạt đến 6 triệu đồng
Các hành vi đá bóng, đá cầu, trượt patanh... trên đường giao thông. Bán hàng rong trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Lực lượng chức năng tháo bỏ biển hiệu vi phạm.

Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Việc sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông cũng sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 6 triệu đồng.
Giữ xe ở lòng đường, hè phố: Phạt đến 30 triệu đồng
Các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt từ 4 triệu đến 12 triệu đồng nếu có các vi phạm sau: Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác; dựng rạp, lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt.

Chiếm dụng lề đường giữ xe có mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng.

Việc chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi giữ xe có mức phạt cao nhất. Tùy theo cá nhân hay tổ chức chiếm dụng diện tích lớn nhỏ có các mức phạt khác nhau.  

Chiếm dụng 5-10 m2, phạt 4-12 triệu đồng; từ 10 đến dưới 20 m2 phạt 6-16 triệu đồng; từ 20 m2 trở lên sẽ bị phạt 10-30 triệu đồng. 

Không chỉ bị phạt, còn phải khắc phục hậu quả

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm