Người lao động làm cả đời không có chế độ gì?

Các ý kiến này đưa ra tại buổi lấy ý kiến tham vấn công chúng về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa sổi) do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì, tại Ban Quản lý các KCX-KCN TP.HCM sáng 29-7.

Về ý kiến này, ông Phạm Huy Thông, Phó ban Quản lý các KCX-KCN TP, cho rằng lao động giản đơn, thời vụ thường xuyên biến động. Nếu bắt buộc đóng BHXH cho họ thì sẽ tăng áp lực cho doanh nghiệp và cơ quan BHXH, vì doanh nghiệp vừa báo tăng lao động để tham gia BHXH, sau đó một thời gian ngắn lại thông báo giảm để chốt sổ cho người lao động. Mặt khác, Luật Việc làm quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên. “Đề nghị thống nhất đối tượng tham gia BHXH như Luật Việc làm từ đủ ba tháng trở lên” - ông Thông kiến nghị.

Ngược lại, bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH), đặt vấn đề nếu chỉ bắt buộc đóng BHXH cho người lao động có hợp đồng từ ba tháng trở lên thì doanh nghiệp sẽ ký “hợp đồng chuỗi” một đến ba tháng, sau đó cho nghỉ việc rồi ký lại hợp đồng mới để né đóng BHXH, lúc đó người lao động là người chịu thiệt thòi.

Xem ra ai cũng có lý lẽ. Bởi vậy mới có câu hỏi trên của ông phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Nhưng chừng nào câu hỏi này mới được trả lời?

PHONG ĐIỀN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm