Thà bẻ cần còn hơn câu bên bảng cấm

Ở đây vẫn còn có nhiều cá, thậm chí cá to nữa là khác. Còn gì thú bằng khi buông cần giữa thành phố, vừa để thỏa mãn thú câu cá, vừa ngắm người qua kẻ lại, ngắm các cô em chạy xe váy ngắn, váy dài. Và khi cá cắn câu, cần vít cong, con cá bự tổ chảng quẫy nước theo dây câu lên bờ, giây phút ấy dân câu phấn khích vô cùng. Rồi bạn câu hò reo, rồi người đi đường ngoảnh nhìn. Phải nói là sướng tê người.

Nhưng tôi không phải là người thích ăn cá. Cá câu về phần lớn tôi cho bạn bè, hàng xóm, lâu lâu họ làm mồi rủ tôi lai rai như là cách trả công…Cho đến một hôm, tôi đang câu thì có đám đông tụ tập. Và cơ quan chức năng đến. Một thi thể được vớt lên. Tôi bỏ câu ở kênh Tàu Hủ từ đó…

Thà bẻ cần còn hơn câu bên bảng cấm ảnh 1

Câu mà phải nhìn trước ngó sau, phải thom thóp lo sợ bị bắt. Ảnh: M.QUÝ

Ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lúc chưa có bảng cấm, tôi thường xuyên đến đây câu nhiều hơn. Nhưng từ khi có bảng cấm, tôi và nhóm bạn cần thủ không còn bén mảng đến nữa. Bạn nào trong nhóm mà đến đây câu là bị chúng tôi tẩy chay ngay.

Đi câu cũng có… đạo đi câu. Thú vui của mình nhưng không được đụng chạm, ảnh hưởng gây hại đến ai. Đằng này, bạn nghĩ sao khi mình dày mặt đứng câu bên cái bảng cấm chà bá như thế? Lẽ ra hình ảnh buông cần phải đẹp, phải thanh cao, như cụ Nguyễn Khuyến xưa ôm cần ngồi trên thuyền con giữa hồ thu trong vắt. Còn đằng này… Câu mà phải nhìn trước ngó sau, phải thom thóp lo sợ bị bắt, phải tặc lưỡi kệ ai đi ngang qua chê cười. Nói thật, nếu là tôi thì tôi sẽ bẻ cần giải nghệ cho rồi.

Đó là chưa nói, như tôi đã kể, sau lần nhìn thấy một thi thể được vớt lên từ dưới kênh, tôi tợn đến già. Về tra Google thấy một số kênh còn ô nhiễm, đáy kênh có nhiều chất độc hại, tôi không thể tưởng tượng nổi mình có dám xơi những chú cá được câu lên từ đây hay không…

BÌNH CHUNG LỘC

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.