Người dân có được tự đốt pháo hoa trong dịp lễ?

Tôi được biết người dân được mua pháo hoa và sử dụng trong một số dịp lễ, Tết. Trong dịp lễ 30-4 và 1-5, gia đình tôi dự định tổ chức tiệc và muốn mua pháo hoa về đốt.

Xin hỏi, người dân có được đốt pháo hoa và lễ 30-4 và 1-5 hay không và loại pháo nào người dân được sử dụng?

Bạn đọc Nguyễn Minh (TP.HCM)

Luật sư Lê Dũng, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Nghị định 137/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo hoa, có hiệu lực từ 11-1-2021. Theo Điều 17 của nghị định trên, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Cần hiểu theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của một người bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo Điều 20 của BLDS, người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Từ các quy định trên, người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được mua và sử dụng được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, theo Nghị định 137/2020, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Mặc khác, loại pháo hoa mà cá nhân được sử dụng theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020 phải là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ.

Điều 5 Nghị định 137/2020, nghiêm cấm hành vi lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, quy định pháp luật cho phép người dân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, tết.

Tuy nhiên, khi sử dụng pháo hoa, người dân phải chọn mua từ các doanh nghiệp, tổ chức được cấp phép kinh doanh pháo hoa. Đồng thời, loại pháo hoa được phép sử dụng là pháo hoa không gây ra tiếng nổ và việc đốt pháo phải đảm bảo không xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dịp lễ 30-4 và 1-5 cũng là thời điểm cả nước tăng cường công tác giữ gìn an ninh, trật tự cùng với hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều tỉnh thành (trong đó có TP.HCM) đã hủy kế hoạch bắn pháp hoa mừng lễ. Để phòng dịch COVID-19, chính quyền yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế). Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo dừng các hoạt động thiết yếu như quán bar, karaoke, vũ trường...kể từ 18 giờ chiều nay (30-4)...

Do vậy, anh Minh và người dân nên cân nhắc việc tổ chức tiệc, tập trung đông người và các hoạt động tự đốt pháo hoa trong thời điểm này. Tốt nhất lúc này người dân không nên tổ chức các buổi tiệc, liên hoan, tụ tập đông người để đảm bảo an ninh, trật tự, phòng, chống dịch COVID-19 cho bản thân và cộng đồng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

(PLO)- Trường hợp người có hành vi dựng hiện trường giả vụ tự tử mà không nhằm mục đích như thủ đoạn phạm tội nhưng lại gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu, đường phố thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng.